Năm 2022, huyện Thăng Bình hỗ trợ phát triển 6 sản phẩm OCOP
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 349
Ngày 15.3, UBND huyện Thăng Bình ban hành kế triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022.
Thăng Bình khai trương trung tâm trưng bày sản phẩm OCOP cấp huyện.
Theo đó, huyện sẽ hỗ trợ phát triển/nâng cấp 6 sản phẩm mới, sản phẩm đã có; nâng hạng 1 sản phẩm; đánh giá lại 2 sản phẩm; phấn đấu trong năm 2022 có ít nhất 80% số sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên. Hỗ trợ củng cố, nâng cấp/thành lập mới ít nhất 2 tổ chức kinh tế tham gia OCOP. 100 % chủ thể đăng ký tham gia có cam kết sản xuất sản phẩm theo quy định về an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác, đóng gói được nâng cấp đảm bảo quy định; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu thông cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Hỗ trợ xây dựng/nâng cấp các điểm bán hàng, điểm trưng bày sản phẩm OCOP; đảm bảo đến cuối năm 2022, huyện Thăng Bình có 3 điểm bán hàng, 1 trung tâm trưng bày sản phẩm OCOP cấp huyện. Phấn đấu các sản phẩm sau 1 năm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên tăng doanh thu và lợi nhuận lên ít nhất 1,5 lần so với thời điểm sản phẩm chưa tham gia OCOP...
Để thực hiện được các mục tiêu trên, huyện Thăng Bình tiếp tục tuyên truyền về Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Website của huyện. Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện để quản lý, điều hành Chương trình OCOP theo hướng chuyên nghiệp gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP đã được UBND tỉnh Quyết định công nhận nhằm quảng bá sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ sản phẩm; phát triển/nâng cấp các điểm bán hàng, điểm trưng bày sản phẩm OCOP; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại OCOP trong và ngoài huyện; phối hợp với các Hội, đoàn thể, các tổ chức xã hội khác, tổ chức Hội chợ chuyên bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của huyện, của tỉnh Quảng Nam.
Sản phẩm đạt chuẩn OCOP được trưng bày tại trung tâm trưng bày sản phẩm OCOP cấp huyện.
Cạnh đó, ưu tiên những sản phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương, chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát được quy trình sản xuất; ưu tiên những sản phẩm sử dụng lao động địa phương, đảm bảo gia tăng giá trị, không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đặc biệt, quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, Organic, GMP, HACCP, ISO.... Hạn chế tối đa sản phẩm tươi sống, sản phẩm thô chưa qua sơ chế biến, sản phẩm trùng lắp (nhiều chủ thể đăng ký một loại sản phẩm, nhưng chất lượng, mẫu mã bao bì thiếu cải tiến). Sản phẩm đăng ký cần phải đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, tránh trường hợp sau khi đăng ký, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không triển khai thực hiện.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết chuỗi; hợp tác, liên kết từ khâu sản xuất, sơ chế biến đến tiêu thụ nông sản để gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường. Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm; công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác đúng quy định; xây dựng câu chuyện sản phẩm đặc sắc để dễ tiếp cận và tạo niềm tin đối với người tiêu dùng; các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên đều phải có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mã số, mã vạch; nhãn hiệu hàng hoá...
Ngoài ra, các địa phương phải thường xuyên kiểm tra thực tế sản xuất, tư vấn, hướng dẫn chủ thể phát triển sản phẩm tuân thủ đúng các bước của Chu trình OCOP, chú ý việc triển khai sản xuất phải đảm bảo phương án sản xuất kinh doanh của chủ thể đã xây dựng và được UBND cấp huyện thống nhất bằng văn bản.
Được biết, năm 2021 huyện Thăng Bình có thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 4 sao, 6 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Sản phẩm công nhận đạt chuẩn OCOP được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận; được sử dụng logo “OCOP Trung ương”, thứ hạng sao in trên bao bì. Kết quả công nhận phân hạng có giá trị trong 3 năm, kể từ ngày Quyết định được ký ban hành.
MINH TÂN
Tin mới
- Giống lúa ML 232 ít ngã đổ - 14/04/2022 09:25
- Thanh niên trồng cỏ nhung Nhật - 07/04/2022 00:37
- Thăng Bình khánh thành nhà máy sản xuất trang thiết bị vật tư y tế - 27/03/2022 07:40
- Ngân hàng CSXH Thăng Bình: Ủy thác cho hơn 6.000 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn - 24/03/2022 07:32
- Làng nghề mắm Cửa Khe nỗ lực hướng tới du lịch xanh - 22/03/2022 03:44
Các tin khác
- Thăng Bình đưa vào sản xuất thử nghiệm lúa hữu cơ - 12/03/2022 09:02
- Nông dân Thăng Bình chuyển hướng nuôi bò lai - 05/03/2022 02:20
- Thăng Bình tạo đà phát triển vùng Tây - 20/02/2022 01:41
- Nông dân Thăng Bình vượt khó chăm sóc lúa đông xuân - 15/02/2022 04:23
- Hơn 200 sản phẩm bày bán tại Trung tâm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm Ocop Thăng Bình - 08/02/2022 01:26
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29