Ngân hàng CSXH Thăng Bình: Ủy thác cho hơn 6.000 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 262
Trong quý I năm nay, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thăng Bình ủy thác cho các hội đoàn thể giải quyết cho hơn 6.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác vay vốn, với số tiền trên 235 tỷ đồng, nâng tổng số dư nợ tín dụng hiện nay lên trên 602 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 13%.
(Ông Trịnh Minh Khiêm ( thứ 2 từ phải qua) nhận cờ dẫn đầu thi đua khối các cơ quan của tinh đóng tại Thăng Bình năm 2021).
Trong đó, các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các gói vay nhà ở Quyết định 167, 33, 100,... là những chương trình có số lượng người tham gia vay đông nhất, tỷ lệ giải ngân cao.
Đến nay, thông qua các tổ chức Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên, Thăng Bình đã xây dựng và thành lập được 400 tổ tiết kiệm và vay vốn. Có thể nói đây là hệ thống chân rết, là cầu nối quan trọng kết nối nguồn vốn vay hỗ trợ của Ngân hàng đến các hộ vay đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích và ngày càng phát huy hiệu quả. Số nợ quá hạn hiện nay chỉ còn 409 triệu đồng, giảmso 190 triệu đồng so với đầu năm 2021; công tác huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ đạt có trên 28.118 triệu đồng, tăng 6.390 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ thu lãi đạt 101% số lãi phải thu…
Qua đó đã giúp nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, tạo việc làm... và phục vụ an sinh xã hội, có thêm điều kiện thuận lợi vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tiếp tục đưa đồng vốn tín dụng đến tay người nghèo, tham gia tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội bền vững của huyện- là mục tiêu mà Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Thăng Bình đặt ra thực hiện trong năm 2022. Trong đó, sẽ tiến hành giải ngân, sớm hoàn thành kế hoạch tăng trưởng vốn năm 2022, (trong quý I/2022 tăng trưởng 2% tổng dư nợ); tăng trưởng dư nợ từ 8% đến 10% so với năm 2021. Thực hiện thu lãi theo tháng, hạn chế thấp nhất tình trạng hộ vay không trả lãi, phấn đấu đến 31/12/2022 tỷ lệ thu lãi đạt trên 100% số lãi phải thu, lãi tồn đọng. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn. Bên cạnh đó, các hội đoàn thể nhận ủy thác tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của hộ vay trước, trong và sau giải ngân, thực hiện việc trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm qua Tổ và tiền gửi tiết kiệm, phấn đấu đạt mức huy động tiền gửi tiết kiệm đạt 7%/tổng dư nợ năm 2022.
HỒNG NĂM
Tin mới
- Rầy nâu gây hại 25 ha lúa đông xuân ở Thăng Bình - 23/04/2022 08:46
- Sản xuất lúa giống mang tên thương hiệu địa phương - 18/04/2022 10:05
- Giống lúa ML 232 ít ngã đổ - 14/04/2022 09:25
- Thanh niên trồng cỏ nhung Nhật - 07/04/2022 00:37
- Thăng Bình khánh thành nhà máy sản xuất trang thiết bị vật tư y tế - 27/03/2022 07:40
Các tin khác
- Làng nghề mắm Cửa Khe nỗ lực hướng tới du lịch xanh - 22/03/2022 03:44
- Năm 2022, huyện Thăng Bình hỗ trợ phát triển 6 sản phẩm OCOP - 16/03/2022 21:50
- Thăng Bình đưa vào sản xuất thử nghiệm lúa hữu cơ - 12/03/2022 09:02
- Nông dân Thăng Bình chuyển hướng nuôi bò lai - 05/03/2022 02:20
- Thăng Bình tạo đà phát triển vùng Tây - 20/02/2022 01:41
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29