Thanh niên trồng cỏ nhung Nhật
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 438
Mô hình trồng cỏ nhung Nhật Bản cung ứng cho sân bóng, sân golf, nhà vườn... mang lại doanh thu khoảng 2 tỷ đồng/năm cho anh Nguyễn Trung Phương (Hợp tác xã Tứ Sơn Life, xã Bình Trung, Thăng Bình).
Anh Nguyễn Trung Phương (trái) thành công với mô hình trồng cỏ nhung Nhật.
Năm 2015, anh Nguyễn Trung Phương là người tiên phong đưa các giống cây trồng mới như bí đỏ Kuriyama, đậu bắp Okura, khoai lang Beng Larula… về trồng trên diện tích 10ha đất cát ở xã Bình Trung. Sau 3 năm, mô hình không mang lại hiệu quả, diện tích đất này đành bỏ hoang.
Không nản chí, anh Phương tiếp tục đi nhiều nơi tìm hiểu các mô hình kinh tế phù hợp. May mắn mỉm cười với anh khi cuối năm 2018, một doanh nghiệp trong nước chủ động đặt hàng để sản xuất và cung ứng cỏ nhung Nhật Bản.
Diện tích trồng cỏ nhung Nhật của anh Phương gồm 15ha.
Trong sự hợp tác đầy bất ngờ này, phía anh Phương chịu trách nhiệm về mặt bằng, nhân công. Doanh nghiệp đối tác đầu tư toàn bộ dây chuyền máy móc hiện đại như máy thu hoạch cỏ, máy cắt cỏ, máy phun thuốc, bón phân... cũng như hướng dẫn trồng cỏ nhung Nhật từ người nước ngoài.
Hơn 3 năm nay, cánh đồng khô cằn gần như bỏ hoang hoàn toàn đã khoác lên màu xanh mướt của những thảm cỏ - dùng để cung ứng cho các sân bóng, sân golf, nhà vườn và resort. Diện tích trồng cỏ hiện nay của anh Phương là 15ha, trong đó thuê của Nhà nước 10ha, còn lại thuê của các hộ dân lân cận. Mô hình này mang lại doanh thu hằng năm 2 tỷ đồng.
Nhiều bạn trẻ đến trải nghiệm tại địa điểm trồng cỏ của anh Phương.
“Hợp tác xã luôn nỗ lực để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Hiện nay chúng tôi cung ứng cỏ nhung Nhật đi khắp thị trường, tùy theo đơn đặt hàng có thể hợp đồng bán theo mét vuông hoặc kilogam” - anh Phương nói.
Mặc dù từ công đoạn xuống giống đến lúc thu hoạch hoàn toàn bằng máy móc hiện đại, song Hợp tác xã Tứ Sơn Life vẫn giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động chính và 6 lao động thời vụ. Bởi, cỏ này trồng trong vòng 3 tháng thì xuất bán, trong thời gian này cần nhân công nhổ bỏ cỏ tạp, chăm sóc, bón phân kỹ lưỡng.
GIANG BIÊN - TRUNG THỰC
Tin mới
- Thăng Bình hỗ trợ gần 495 triệu đồng phát triển OCOP - 17/05/2022 07:27
- Thăng Bình sẵn sàng tưới cho vụ hè thu 2022 - 10/05/2022 00:11
- Rầy nâu gây hại 25 ha lúa đông xuân ở Thăng Bình - 23/04/2022 08:46
- Sản xuất lúa giống mang tên thương hiệu địa phương - 18/04/2022 10:05
- Giống lúa ML 232 ít ngã đổ - 14/04/2022 09:25
Các tin khác
- Thăng Bình khánh thành nhà máy sản xuất trang thiết bị vật tư y tế - 27/03/2022 07:40
- Ngân hàng CSXH Thăng Bình: Ủy thác cho hơn 6.000 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn - 24/03/2022 07:32
- Làng nghề mắm Cửa Khe nỗ lực hướng tới du lịch xanh - 22/03/2022 03:44
- Năm 2022, huyện Thăng Bình hỗ trợ phát triển 6 sản phẩm OCOP - 16/03/2022 21:50
- Thăng Bình đưa vào sản xuất thử nghiệm lúa hữu cơ - 12/03/2022 09:02
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29