Lò lân anh Vỹ
- Chi tiết
- Chuyên mục: VĂN HÓA - XÃ HỘI
- Lượt xem: 1762
Mặc dù còn gần 2 tháng nữa mới đến Tết Trung Thu, nhưng thời điểm này lò lân của anh Võ Hưng Vỹ ( 37 tuổi, tổ 5 thị trấn Hà Lam) đã bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên. Bén duyên với con lân ngay từ khi còn tấm bé và cho tới tận bây giờ anh vẫn muốn gìn giữ nghề truyền thống của gia đình.
Căn nhà nhỏ của anh Võ Hưng Vỹ nằm trên đường Tiểu La thị trấn Hà Lam những ngày này càng nhộn nhịp với những con lân lớn, nhỏ nằm ngổn ngang từ sàn nhà cho đến lối đi. Anh Vỹ cho biết, anh đã theo nghề làm lân từ lúc 13 tuổi, đến nay gần 25 năm. Đối với những người chơi lân thì chỉ tập trung vào dịp Tết trung thu, còn những người làm lân như anh thì đã bắt đầu công việc ngay sau tết Nguyên Đán.
Để có một con lân bắt mắt sống động và truyền tải được ý niệm của người chơi lân, con lân phải trải qua nhiều công đoạn như đan, dán, vẽ và phun màu. Trước kia, mỗi tuần anh chỉ làm 1 bộ lân lớn nhưng hiện nay chỉ cần 3-5 ngày là hoàn thành. Lân cũng chia thành 2 loại “lân chợ” và “lân đặt”. Đối với “lân chợ” thì rất dễ làm, bởi mẫu mã do anh tự sáng tạo. Còn “lân đặt” theo mẫu mã của khách hàng yêu cầu nên đòi hỏi khá công phu và tốn kém. Hiện nay, thời kỳ công nghệ thông tin nên nhiều mẫu mã được khách đặt rất phong phú, đa dạng và cầu kỳ. Chính vì độ khó trong cách làm, nên giá bán của 2 loại cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu giá mỗi con lân đặt dao động từ 5 triệu đến 10 triệu. Còn lân chợ giá thấp hơn nhiều, chỉ từ 80.000 đồng đến 4 triệu đồng tùy từng loại lớn nhỏ.
Anh Vỹ đang vẽ lân
Mỗi năm, lò lân của anh Vỹ làm ra từ 900 đến 1.100 con lân. Riêng Tết Trung thu năm nay, lò lân của anh làm khoảng 1.000 con, trong đó khách hàng đã đặt làm 400 con lân lớn. Thị trường tiêu thụ như Đà Nẵng, Quảng Ngãi và các tỉnh, thành phía Nam. Mỗi con lân đều làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công từ khâu dán đến hoàn thiện. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm đều chứa đựng cái hồn, vẻ đẹp khác nhau. Khó nhất là công đoạn vẽ. Đối với những con lân nhỏ thì đơn giản, nhưng những con lân lớn đòi hỏi phải tỉ mỹ, cẩn thận. Do vậy không chỉ đòi hỏi người làm lân phải đam mê, yêu nghề mà phải thật kiên nhẫn chăm chút trong từng động tác, bởi nghề này phải ngồi một chỗ mới làm được. Không chỉ khéo tay, người làm lân phải có năng khiếu về nghệ thuật, từ khả năng pha màu cho đến vẽ từng đường nét trên đôi mắt. Do đó, khâu quan trọng nhất là vẽ được thần thái của đôi mắt. Lân mạnh mẽ, hung dữ, hiền lành, tất tần tật đều thể hiện ở đôi mắt, do đó công đoạn này do chính anh Vỹ tự làm. Lân thì có nhiều loại gồm lân đực, lân cái, lân bộ và lân múa dàn. Trước kia, anh Vỹ thường sơn dầu cho con lân của mình. Tuy nhiên loại sơn này độc hại, nguy hiểm đối với trẻ em. Do đó, anh Vỹ chuyển sang dùng sơn bột. Đây là loại sơn rất tốt, phù hợp với sức khỏe của trẻ nhỏ. Bởi đa số những con lân đều dành cho trẻ em nên lò lân của anh Vỹ đặc biệt chú trọng về vấn đề sức khỏe. Sau khi con lân được phủ một lớp sơn bột thì bắt đầu anh sơn phủ bóng PU để giữ màu sắc cho con lân. Đặc biệt để con lân lộng lẫy và đẹp hơn.
Lò lân của anh Vỹ đang giải quyết việc làm cho nhiều em nhỏ
Không chỉ giữ nghề truyền thống, anh Vỹ còn đào tạo thêm 10 em từ 10-15 tuổi. Hiện mỗi em được trả lương từ 1,5 đến 2 riệu đồng/tháng. Các em được làm liên tục trong 3 tháng hè để kiếm tiền trang trải việc học. Đối với hai anh em Võ Hưng Minh (16 tuổi, tổ 5 thị trấn Hà Lam) và Võ Hưng Bình (14 tuổi) cả hai đều làm việc ở lò lân của anh Vỹ từ 2 năm nay. Minh cho biết, ban đầu chỉ là đi ngang qua nhà chú Vỹ, nhìn thấy các anh làm rồi nhiều lần vào xem. Sau dần, em mạnh dạn xin chú Vỹ vào làm. Bản thân em đảm nhận việc vẽ lân nhỏ. Đối với những con lân nhỏ thì mình vẽ tự do theo ý mình muốn. Việc làm lân thì đòi hỏi phải đam mê, nếu không có đam mê thì không làm được, tại phải ngồi liên tục.
Cũng theo anh Võ Hưng Vỹ, trong số 10 em làm ở lò lân có nhiều em là con cháu trong gia đình do anh muốn truyền lại nghề truyền thống cho con, cho cháu. Bởi hiện nay, trên địa bàn thị trấn Hà Lam có 13 lò làm lân nhưng đa số đều làm 1 công đoạn của con lân, chỉ riêng lò lân của anh là làm đủ bộ. 8 tháng tất bật với những con lân để rồi mỗi dịp Tết Trung thu, khi tiếng trống vang lên, những con lân uốn lượn và nhìn thấy những đứa con tinh thần của mình đang hòa sắc trên đường, đang mang niềm vui đến cho trẻ thơ. Niềm vui của những người họa lân như anh chỉ vậy./.
Giang Biên - Thu Sương
Tin mới
- Thăng Bình tuyên dương khen thưởng 691 em học sinh - 22/08/2018 01:32
- Tộc Lê Đức (xã Bình Quý) tổng kết 10 năm xây dựng tộc văn hóa - 19/08/2018 23:50
- Bình Phục vô địch giải bóng đá nam huyện Thăng Bình năm 2018 - 15/08/2018 00:26
- Vợ chồng già không tham của rơi - 14/08/2018 20:07
- Họp toàn ngành Tài nguyên môi trường huyện - 10/08/2018 00:45
Các tin khác
- Khơi dậy văn hóa đọc - 03/08/2018 00:09
- Tiết kiệm để …tặng sổ tiết kiệm. - 02/08/2018 18:37
- Phụ nữ Thăng Bình: Nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, thiết thực - 30/07/2018 00:04
- Cán bộ và nhân dân huyện Thăng Bình viếng nghĩa trang liệt sỹ - 27/07/2018 02:24
- Phụng dưỡng Mẹ VNAH Đặng Thị An - 27/07/2018 02:14
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29