Hiệu quả từ liên kết sản xuất lúa giống
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 286
Liên kết với các công ty giống để sản xuất lúa giống đang là xu hướng mà các Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Thăng Bình triển khai thực hiện.
Nông dân cân lúa tươi bán cho công ty ngay tại ruộng.
Canh tác 6 sào lúa giống ĐV108 tại cánh đồng tích tụ tập trung ruộng đất ở thôn Ngũ Xã, xã Bình Chánh ông Lê Xuân Quang rất phấn khởi, bởi vụ lúa đông xuân 2020 - 2021 lúa vừa được mùa, được giá và được thu mua lúa tươi tại ruộng. Ông Lê Xuân Quang cho biết, trước đây nông dân chúng tôi sản xuất lúa cực lắm, từ làm đất, chăm sóc, thu hoạch đều làm thủ công nên tốn thời gian và hiệu quả kinh tế thấp. Chừ liên kết với HTX nên làm khỏe hơn, mọi công việc đều có máy móc của HTX làm, khi thu hoạch xong thì công ty giống đến tận ruộng thu mua lúa tươi luôn, không cần phơi như trước đây nữa.
“Mỗi 1 sào làm lúa giống ĐV108 tui bán được hơn 3,2 triệu đồng, trừ chi phí lãi gần 2 triệu đồng, cao hơn trước đây mà lại khỏe nữa” - ông Lê Xuân Quang phấn khởi nói.
Những diện tích liên kết sản xuất lúa giống đều áp dụng máy móc vào sản xuất.
Cũng trên cánh đồng này, gia đình bà Lê Thị Hoa (thôn Ngũ Xã, xã Bình Chánh) làm gần 1 ha lúa giống Khang Dân. Được liên kết với HTX để sản xuất giống nên việc sản xuất lúa của bà cũng thuận lợi hơn. Bà Lê Thị Hoa cho biết, những vụ trước khi đi thăm đồng phát hiện sâu bệnh thì nhổ cây lúa đến nơi bán thuốc bảo vệ thực vật hỏi bệnh gì rồi mua thuốc về phun. “Chừ có HTX đứng ra liên liên kết với công ty giống sản xuất lúa giống, nên có cán bộ kỹ thuật của công ty giống kiểm tra cánh đồng thường xuyên, khi có sâu bệnh gây hại, họ báo cho mình và hướng dẫn cách sử dụng thuốc để phun nên hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cao hơn, nông dân đỡ tốn thời gian thăm đồng” - bà Lê Thị Hoa nói.
Ông Lê Đức Mật - Giám đốc HTX Nông nghiệp xã Bình Chánh (Thăng Bình) cho biết, vụ đông xuân 2020 – 2021 HTX liên kết với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình – Chi nhánh Miền Trung Tây Nguyên sản xuất 40 ha lúa giống ĐV108, ML48 và Khang dân 18. Theo đó, ngay từ đầu vụ nông dân được công ty tập huấn kỹ thuật từ khâu làm đất đến chăm sóc, thu hoạch và được bao tiêu sản phẩm. Do vậy, khi tham gia liên kết, nông dân không lo đầu ra, không sợ thương lái ép giá, trong quá trình sản xuất được sử dụng giống lúa chất lượng và được thu mua lúa tươi tại ruộng. “Mỗi kg lúa tươi công ty thu mua với giá từ 7.000 đồng đến 7.200 đồng, tùy loại giống. Với giá thu mua này nông dân có lãi cao hơn lúa thương phẩm và không tốn công phơi lúa” - ông Lê Đức Mật nói.
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết - cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình - Chi nhánh Miền Trung Tây Nguyên cho biết, để có nguồn giống chất lượng cung cấp cho nông dân sản xuất ở vụ tiếp theo thì chúng tôi luôn đặt chất lượng giống lên hàng đầu. Từ khi làm đất đến thu hoạch chúng tôi luôn cùng với bà con nông dân bám ruộng, kịp thời hướng dẫn nông dân phòng trừ khi xuất hiện sâu bệnh. Vì vậy, cây lúa luôn phát triển tốt, cho năng suất cao hơn những chân ruộng khác.
Do được sử dụng giống gốc nên năng suất lúa trên những chân ruộng liên kết sản xuất giống đều rất cao, nông dân phấn khởi.
Ông Trần Văn Hải - Giám đốc Công ty TNHH MTV Đồng Tâm cho biết, vụ đông xuân 2020 – 2021, Công ty liên kết sản xuất hơn 200 ha lúa giống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tại huyện Thăng Bình công ty liên kết với HTX NN Bình Quý 2, xã Bình Quý sản xuất 30 ha lúa giống Hà Phát 3. “Khi tham gia sản xuất lúa giống Hà Phát 3 bà con nông dân được công ty hỗ trợ giống gốc, tập huấn kỹ thuật sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Vì vậy năng suất lúa tăng cao hơn từ 15% - 20%, giá trị kinh tế cũng sẽ tăng 30%” - ông Trần Văn Hải chia sẻ.
Ông Lê Huy Trắc - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, toàn huyện hiện có 19 HTX, tổ hợp tác và cá nhân thực hiện liên kết sản xuất, tích tụ tập trung ruộng đất được 696ha. Trong đó có hơn 200ha liên kết với các công ty giống để sản xuất lúa giống. “Trên cùng một diện tích canh tác, lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa giống cao hơn so với lúa thương phẩm. Tham gia liên kết sản xuất lúa giống, bà con có điều kiện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập nên nông dân rất phấn khởi. HTX cũng có thêm nguồn thu từ dịch vụ liên kết bao tiêu sản phẩm để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động” - ông Lê Huy Trắc nói.
MINH TÂN
Tin mới
- Thăng Bình xuống giống gần 1.800 ha lúa hè thu - 02/06/2021 02:11
- Hiệu quả từ các vườn mẫu - 28/05/2021 07:37
- Thăng Bình tập trung cho vụ hè thu 2021 - 21/05/2021 06:49
- Thăng Bình: Năng suất lúa vụ đông xuân 2020 – 2021 tăng 3,3 tạ/ha - 19/05/2021 01:15
- Thăng Bình xây dựng những sản phẩm OCOP chất lượng - 14/05/2021 21:52
Các tin khác
- Trồng gừng cho thu nhập cao - 12/05/2021 08:32
- Gạo “Cái quạt mo” - 10/05/2021 01:18
- Tăng cường công tác phòng cháy rừng mùa nắng nóng - 04/05/2021 06:47
- Năm 2021 huyện Thăng Bình hỗ trợ phát triển/nâng cấp 10 sản phẩm mới, sản phẩm đã có đạt chuẩn OCOP - 30/04/2021 02:06
- Thăng Bình tọa đàm bàn “Giải pháp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp huyện Thăng Bình”. - 30/04/2021 02:01
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29