Thăng Bình xây dựng những sản phẩm OCOP chất lượng
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 391
Hiện nay, huyện Thăng Bình có tổng cộng 17 sản phẩm OCOP, trong đó có 15 sản phẩm 3 sao, 2 sản phẩm 4 sao. Một trong những vấn đề đang được huyện Thăng Bình quan tâm hiện nay đó là, vừa tăng số lượng vừa nâng cao được chất lượng của các sản phẩm Ocop địa phương.
Công ty TNHH Yến sào Đất Quảng (tại thôn Trà Đóa, xã Bình Đào, huyện Thăng Bình) là một trong số ít những doanh nghiệp đi tiên phong trên địa bàn tỉnh trong công nghệ dẫn dụ yến vào nhà để khai thác tổ yến. Với việc đầu tư kỹ thuật, công nghệ cùng những điều kiện thuận lợi về địa lý, sản phẩm Yến sào Đất Quảng không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh, chinh phục thị trường trong và ngoài tỉnh. Với những thế mạnh đó, từ năm 2012 đến nay, Công ty liên tiếp mở rộng các nhà nuôi yến và thực hiện đầu tư mẫu mã, bao bì, kèm theo đó là các chiến lược maketting để quảng bá sản phẩm. Theo chị Nguyễn Thành Vinh - Giám đốc công ty, hầu hết những công đoạn này đều do chính thành viên công ty tự thân vận động. “ Hiện chúng tôi đang hướng đến xây dựng mô hình nhà nuôi yến kết hợp với tham quan du lịch để người dân có thể tham gia và tìm hiểu thực tế về quá trình nuôi, sản xuất yến. Cơ sở mong muốn Nhà nước cần có nhiều cơ chế để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đầu ra, hỗ trợ vốn đầu tư cũng như địa điểm để xây dựng nhà nuôi yến, nhà trưng bày sản phẩm yến” - chị Nguyễn Thành Vinh - Giám đốc công ty TNHH Yến sào Đất Quảng mong muốn.
Yến Sào Đất Quảng là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện Thăng Bình
Theo ông Phạm Ngọc Sinh - Phó Giám đốc Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam, có Ocop, các sản phẩm nông thôn, làng nghề như được khoác trên mình chiếc áo mới. Nhưng để chiếc áo này luôn đẹp và bền, thì chính chủ thể cũng đòi hỏi phải tự vận động, quảng bá, xây dựng hình ảnh và đảm bảo chất lượng. Ông Sinh cho rằng, cần phải xác định rất rõ, chương trình OCOP là một chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm, mang tính dài hạn, cần được ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Chương trình OCOP sẽ tập trung phát triển các sản phẩm có thế mạnh, lợi thế và đặc trưng của địa phương. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ, đổi mới, sáng tạo để thúc đẩy chế biến, gắn với vùng nguyên liệu địa phương để hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP đặc sắc và có giá trị cao với mục tiêu lớn nhất là đem lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động địa phương.
Ông Sinh cho biết, người chủ sản phẩm OCOP cần phải thay đổi tư duy là sản phẩm OCOP 4 sao chỉ là mới bắt đầu, chứ không phải xây dựng được sản phẩm 4 sao là xong, là đạt yêu cầu. Để sản phẩm OCOP địa phương khẳng định được vị thế thì cần phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp. “Mẫu mã, bao bì của sản phẩm OCOP phải có định dạng riêng. Bên cạnh đó, chủ sản phẩm cần phải xây dựng được hệ thống chất lượng sản phẩm và chuyển tải được thông tin chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất là các địa phương, các chủ sản phẩm OCOP cần khai thác đa dạng các dòng sản phẩm trong cùng một sản phẩm OCOP để có thể tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng hơn” - ông Phạm Ngọc Sinh - Phó Giám đốc Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam nhấn mạnh.
Nước mắm Cửa Khe (Bình Dương) đã và đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Ông Nguyễn Xuân Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết, đến thời điểm hiện nay, Thăng Bình đã có 19 Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) và cá nhân thực hiện liên kết sản xuất, tích tụ đất đai được 696 ha. Nổi bật trong mô hình tích tụ tập trung ruộng đất là liên kết sản xuất ổn định và có chiều hướng phát triển. “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ năm 2018 đến năm 2020 đã thu hút được 14 chủ thể tham gia với 17 sản phẩm. Về chuỗi liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị theo Chương trình mục tiêu Quốc gia NTM, đến nay có 70 dự án được triển khai ở hầu hết các địa phương trên các lĩnh vực. Đồng hành cùng người dân, HTX, THT, trong thời gian qua, các doanh nghiệp như những đầu tàu để kéo các HTX, THT, người nông dân cùng tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo hướng phát triển ổn định và nâng cao giá trị nông sản. Thời gian tới, huyện cũng sẽ tiếp tục đồng hành với các doanh nghiệp, địa phương và chủ sản phẩm OCOP để nâng cao hơn nữa các sản phẩm đặc trưng của địa phương” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình Nguyễn Xuân Vũ cho biết.
THÀNH CHÂU – TRUNG THỰC
Tin mới
- Thăng Bình tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng mùa nắng nóng - 05/07/2021 09:59
- Thăng Bình xuống giống gần 1.800 ha lúa hè thu - 02/06/2021 02:11
- Hiệu quả từ các vườn mẫu - 28/05/2021 07:37
- Thăng Bình tập trung cho vụ hè thu 2021 - 21/05/2021 06:49
- Thăng Bình: Năng suất lúa vụ đông xuân 2020 – 2021 tăng 3,3 tạ/ha - 19/05/2021 01:15
Các tin khác
- Hiệu quả từ liên kết sản xuất lúa giống - 14/05/2021 02:07
- Trồng gừng cho thu nhập cao - 12/05/2021 08:32
- Gạo “Cái quạt mo” - 10/05/2021 01:18
- Tăng cường công tác phòng cháy rừng mùa nắng nóng - 04/05/2021 06:47
- Năm 2021 huyện Thăng Bình hỗ trợ phát triển/nâng cấp 10 sản phẩm mới, sản phẩm đã có đạt chuẩn OCOP - 30/04/2021 02:06
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29