Hiệu quả từ mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 389
Việc thực hiện mô hình nông nghiệp thông minh (CSA) thích ứng biến đổi khí hậu trên cây lúa Đông Xuân 2018- 2019 đang mở ra hướng canh tác lúa mới cho nông dân xã Bình Tú, huyện Thăng Bình. Không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế mà còn góp phần tiết kiệm nước, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong sản xuất.
Năng suất lúa sản xuất theo mô hình CSA ước đạt 62,8 tạ/ha.
Cận kề ngày thu hoạch, dạo quanh 5 sào lúa của gia đình thực hiện theo mô hình nông nghiệp thông minh, ông Nguyễn Quang Vinh, thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú không khỏi phấn khởi. Bao năm trước, từng loay hoay không biết chọn giống lúa gì cho phù hợp rồi lo lắng vì sợ thiếu nước. Thế nhưng, từ khi áp dụng mô hình này, được áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí, trong khi đó, năng suất tăng gần 10 tạ/ha. Ông Vinh kể, trước đây, nghe ai nói giống gì sản xuất đạt thì ông lân la hỏi thăm và làm theo, nhưng do sạ dày nên bông lúa trổ nhỏ, năng suất chỉ tầm 50 tạ/ha. Khi thực hiện mô hình này, với giống Đài thơm 8 áp dụng phương thức sạ hàng, giúp tiết kiệm được gần 1 nửa lượng giống. Một khi giống giảm thì chi phí cho phân bón, thuốc hay sâu bệnh gây hại và cả lượng nước cũng giảm đi đáng kể. “Khi trước thì ngâm nước miết, bây giờ được hướng dẫn kỹ thuật nên chỉ thả nước lứa, rất tiết kiệm nước. Lúa 20- 25 ngày dắm, dặm phân xong thì cho nước vào để cho lúa đẻ nhánh sau đó rút nước, sau này, tiếp tục cho nước vào để xuống đòng. Nước cũng lợi, giống cũng lợi mà phân cũng lợi.”- ông Nguyễn Quang Vinh cho hay.
Mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu được áp dụng trên diện tích 50ha với giống lúa Đài thơm 8 tại thôn Phước Cẩm, xã Bình Tú từ tháng 1 đến nay. Tham gia vào mô hình này, nông dân được tiếp cận với quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI), áp dụng giải pháp kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” (ICM) và các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). Ông Lê Văn Để- Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Thăng Bình cho biết, thực hiện quy trình thâm canh cây lúa theo quy trình hướng dẫn tại mô hình CSA đã mang lại hiệu quả so với phương thức truyền thống. Khi thực hiện việc bón phân tập trung giai đoạn đầu đã làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, cây trồng hấp thu hết và không lãng phí ra môi trường xung quanh, hạn chế bay hơi, rửa trôi, lượng phân được cân đối giữa lượng hữu cơ và vô cơ. Đặc biệt, việc áp dụng quy trình tưới “Ướt khô xen kẽ” đã giảm được số lần lấy nước tạo điều kiện cho bộ rễ được thông thoáng, ăn sâu chống đổ ngã tốt hơn. “Ngoài việc áp dụng tất cả các biện pháp trên, nông dân còn thực hiện cơ giới hóa từ khâu làm đất đến khi thu hoạch. Khi canh tác lúa theo mô hình này sẽ giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc canh tác lúa, tiết kiệm nước, phù hợp với biến đổi hiện nay.”- ông Lê Văn Để nói.
Với năng suất ước tính khoảng 62,8 tạ/ha, mô hình này đang mở ra hướng canh tác lúa mới cho nông dân. Không chỉ thay đổi tập quán sản xuất của nông dân khi áp dụng các phương thức mới mà còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất./.
Thu Sương- Minh Tân
Tin mới
- Khẩn trương ngăn chặn dịch tả heo châu Phi lây lan - 29/05/2019 07:15
- Xã Bình Lãnh triển khai trồng rừng gỗ lớn năm 2019 - 24/05/2019 09:35
- Bình Chánh bế giảng lớp dạy nghề nuôi, nhận biết và trị bệnh cho gà - 09/05/2019 16:09
- Thăng Bình triển khai sản xuất hè thu năm 2019 - 03/05/2019 14:24
- Dự báo khí tượng nông nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất - 22/04/2019 15:07
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29