Thăng Bình bùng phát rầy gây hại lúa đông xuân
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 567
Hiện nay lúa đông xuân đang trong giai đoạn chín, chỉ còn vài ngày nữa là thu hoạch, thế nhưng tại Thăng Bình gần 450 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng. Con số này đang tăng dần khi diện tích nhiễm rầy lây lan rất nhanh.
Rầy gây hại trên cây lúa và gây ra hiện tượng cháy chòm
Mấy ngày trước, 5 sào lúa của gia đình ông Nguyễn Quang Vinh (thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú) còn xanh tốt. Thế nhưng, chỉ sau một ngày phát hiện bị nhiễm rầy, lá lúa đã chuyển sang cháy sém và vàng, còn hạt thì bị cháy héo. Trước đó, ông Vinh cùng nhiều nông dân nơi đây tự tin vụ lúa này sẽ cho năng suất cao bởi ít sâu bệnh hơn mọi năm, không ngờ vào cuối vụ lại xuất hiện rầy gây hại. “Loại rầy này phát triển nhanh lắm, một ngày không đi thăm ruộng là hôm sau đã thấy rầy bám đầy trên cây lúa. Ban đầu lúa vàng một vạt nhỏ, sau đó lan rộng ra khắp ruộng” - ông Vinh cho biết.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Thăng Bình, diện tích lúa bị rầy gây hại hiện lên đến gần 450ha, tăng gấp đôi so với thời điểm này ở vụ trước. Mật độ bình quân 300 - 500 con/m2, nơi cao hơn 10.000 con/m2. Đặc biệt không chỉ xuất hiện rầy lưng trắng như ở các vụ trước mà còn có rầy nâu, rầy đen.
Ông Hồ Ngọc Quảng - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình cho biết, năm nay điều kiện thời tiết, nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ trung bình các vụ đông xuân trước, đây là lợi thế để rầy phát triển. Cùng với đó, do ở đầu vụ, tác động của mưa lũ, giống bị hao hụt nhiều nên sạ với mật độ dày. Điều này gây bất lợi trong việc quản lý rầy. Đặc biệt, giai đoạn cuối vụ ruộng bị khô nước nên ít nhiều làm ảnh hưởng đến quy trình xử lý rầy gây hại. Chính các nguyên nhân này làm bùng phát rầy như hiện nay.
Ông Quảng khuyến cáo, trong điều kiện đồng ruộng khô nước, nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu để phun trừ rầy như Map arrow 420WP, 50WG, Chess 50WG, Alika 247SC... Đối với các “ổ rầy”, cần khoanh vùng và phun kỹ để tiêu diệt triệt để. Không nên phun phòng hoặc phun khi mật độ rầy còn thấp để tránh rầy bùng phát. “Khi phun thuốc phải vạch gốc lúa theo hàng và dùng vòi phun trực tiếp vào các gốc lúa có rầy mới cho hiệu quả. Trước khi phun nên đưa nước vào ruộng ở mức 3 - 4cm để tiêu diệt được nhiều rầy. Nồng độ liều lượng phải thực hiện đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm” - ông Quảng nói./.
Thu Sương- Minh Tân
Tin mới
- Bình Chánh bế giảng lớp dạy nghề nuôi, nhận biết và trị bệnh cho gà - 09/05/2019 16:09
- Thăng Bình triển khai sản xuất hè thu năm 2019 - 03/05/2019 14:24
- Dự báo khí tượng nông nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất - 22/04/2019 15:07
- Hiệu quả từ mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu - 12/04/2019 15:42
- Trưng bày sản phẩm do phụ nữ sản xuất - 12/04/2019 15:22
Các tin khác
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29