Chăm sóc, quản lý dịch hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau tết
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 379
Đến nay, nông dân huyện Thăng Bình đã gieo sạ được 8.528,2ha lúa đông xuân và đang ở giai đoạn đẻ nhánh, đối với vùng nước trời lúa ở thời kỳ đứng cái; 1.850,5ha đậu phụng, giai đoạn cây con - ra hoa; 410ha cây khoai lang; 435ha rau màu các loại. Trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 lúa đại trà bước vào giai đoạn đẻ nhánh, rau màu các loại bước vào giai đoạn phát triển thân lá - ra hoa tạo quả. Đây là giai đoạn xung yếu của cây trồng, đồng thời cũng là giai đoạn dễ phát sinh các đối tượng dịch hại.
Lúa đông xuân 2020 - 2021 đang ở giai đoạn đẻ nhánh
Ông Hồ Ngọc Quảng - Phó Giám đốc Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện cho biết, vụ đông xuân 2020-2021 chịu tác động bất lợi của thời tiết, không khí lạnh kéo dài, nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sản xuất và sinh trưởng các loại cây trồng, nhằm hạn chế với biến động bất lợi của thời tiết, bà con nông dân cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ dịch hại cây trồng.
Đối với cây lúa, khi thời tiết lạnh bà con cần đưa nước vào ruộng duy trì ở mực nước tối thiểu 2 - 3cm liên tục để giữ lúa ấm chân. Khi nhiệt độ trên 200C cần tỉa dặm và bón phân thúc kịp thời để giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; bón đủ, cân đối N, P, K và duy trì mực nước nông để lúa sinh trưởng thuận lợi, đẻ nhánh sớm. Những ruộng lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ hoặc những ruộng bị ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ - vàng sinh lý cần phải thay nước từ 1 - 2 lần, sau đó bón bổ sung thêm phân DAP từ 1 - 2kg/sào và phun phân qua lá để lúa mau hồi phục. Đối với lúa sạ muộn, để đảm bảo an toàn, tránh ngộ độc cho cây lúa, không phun thuốc trừ cỏ trong điều kiện thời tiết rét lạnh (nhiệt độ dưới 200C). Áp dụng biện pháp tưới nước “Ướt - khô xen kẻ” giai đoạn lúa đẻ nhánh.
Về dịch hại, bà con cần chú ý phòng trừ các đối tượng như chuột, sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen… Đối với chuột, gây hại chủ yếu trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh. Để hạn chế chuột gây hại, bà con cần tiếp tục diệt chuột bằng nhiều biện pháp như: đặt bẫy, đánh bả bằng thuốc sinh học. Về bệnh đạo ôn lá, bà con cần chú ý cácgiống lúa nhiễm bệnh như: BC15, 13/2, KD18, TBR225, HT1, Bắc Thịnh, Thiên Ưu 8, VNR20, Đài Thơm 8... cần tiến hành kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện bệnh đạo ôn lá kịp thời,bón phân cân đối, hạn chế bón đạm ure trên chân ruộng xanh tốt. Bệnh phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ cao, sáng có sương mù, hoặc ngày nắng, đêm lạnh. Khi phát hiện bệnh trên lá có tỷ lệ từ 5% trở lên thì dùng thuốc đặc hiệu để phun trên ruộng. Ruộng bị hại nặng cần phun 2 lần cách nhau 7 ngày. Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng (RLT) và bệnh lùn sọc đen cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện kịp thời sự phát sinh của rầy nâu, RLT và bệnh LSĐ, đặc biệt chú ý ở những vùng đã xác định có bệnh ở những vụ trước. Khi phát hiện có rầy và cây lúa có triệu chứng bệnh thì báo ngay về Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp Thăng Bình để kiểm tra và thu mẫu gửi đi giám định. Khi có kết quả giám định và xác định đã có bệnh xuất hiện, các địa phương cần khuyến cáo người dân nhổ vùi cây lúa bị bệnh, cấy dặm bằng cây lúa khỏe đồng thời phun thuốc trừ rầy trên ruộng bị bệnh và những ruộng xung quanh.Đối với bọ trĩ, gây hại trên lúa sạ muộn tại các xã vùng Đông của huyện như: Bình Đào, Bình Giang, Bình Hải, Bình Sa,… khi phát hiện bọ trĩ non gây hại trên lúa mới sạ với mật độ cao từ 1.500 – 2.000con/m2 hoặc 7,5 - 15% dãnh bị hại thì có thể sử dụng thuốc hóa học đểphun trừ như:Radiant 60SC, Regent 800WG…
Đối với cây rau màu, tranh thủ thời tiết thuận lợi các địa phương khẩn trương chỉ đạo nông dân sản xuất diện tích còn lại. Tỉa dặm, định vị cây để đảm bảo mật độ phù hợp trên đồng ruộng. Bón phân thúc kịp thời, kết hợp với việc làm cỏ, lên luống, xới xáo phá váng (nhất là sau mỗi đợt mưa) để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Ngoài ra, tùy từng loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng, chú ý tưới nước đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.
Về dịch hại, bà con cần chú ý các đối tượng như: sâu ăn lá, cắn thân, bệnh lở cổ rễ, bệnh thối hạch, bệnh giả sương mai trên cây họ bầu bí, bệnh phấn trắng, bệnh héo rũ gốc mốc đen gây hại trên cây đậu phụng. Riêng cây ngô, bà con cần chú ý sâu keo mùa thu gây hại. Đây là đối tượng sâu hại mới, cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện kịp thời sự phát sinh của sâu keo mùa thu, đặc biệt chú ý ở những vùng trồng ngô thời kỳ cây con từ 3-6 lá. Khi mật độ thấp nên dùng biện pháp thủ công như thu bắt, ngắt ổ trứng..., bà con chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ khi sâu có mật độ cao. Ngoài ra, các loại rau đậu thực phẩm, bà con chỉ sử dụng các loại thuốc được phép sử dụng trên cây rau và chú ý thời gian cách ly của thuốc để sản phẩm rau thu hoạch đảm bảo an toàn.
Cũng theo ông Hồ Ngọc Quảng, các địa phương phải tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chăm sóc cây trồng, thực hiện tưới nước tiết kiệm, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn trước, trong và sau tết Nguyên đán để phát hiện và phòng trừ dịch hại kịp thời; vận động, tổ chức cho người dân ra quân đồng loạt để diệt chuột. Đồng thời hướng dẫn nông dân và các đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp thực hiện các quy trình kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch hại cây trồng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”. Nông dân cần thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết, kiểm tra đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế sâu bệnh gây hại cây trồng.
MINH TÂN
Tin mới
- Thăng Bình có 50% số địa phương tái phát dịch tả lợn châu Phi - 11/03/2021 07:04
- Ứng dụng máy phun thuốc không người lái vào sản xuất nông nghiệp - 08/03/2021 09:40
- Thăng Bình triển khai tổng điều tra kinh tế năm 2021 - 05/03/2021 10:01
- Bình Minh cháy khoảng 30ha rừng keo lá tràm - 27/02/2021 01:31
- Nông dân giảm diện tích trồng dưa hấu hắc mỹ nhân - 09/02/2021 07:41
Các tin khác
- Đảm bảo an toàn lưới điện dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu - 03/02/2021 08:01
- Hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi - 29/01/2021 08:38
- Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 27/01/2021 21:53
- Thăng Bình hỗ trợ phát triển kinh tế thủy sản - 26/01/2021 02:36
- Phát hiện nhiều hàng hóa không có hóa đơn chứng từ hợp lệ tại Thăng Bình - 22/01/2021 02:05
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29