Bình Sa, các hộ dân tự nguyện đốn hạ “của để dành” để xây dựng công trình
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 365
Trạm bơm Tứ Sơn (xã Bình Trung huyện Thăng Bình) được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư với kinh phí hơn 45 tỷ đồng được thi công thành 2 giai đoạn bắt đầu từ năm 2016. Hiện đơn vị thi công là Công ty TNHH Đoàn Công Thành triển khai giai đoạn 2. Điều đáng nói trong quá trình triển khai giai đoạn 2 này, nhiều hộ dân tại thôn Tây Giang (xã Bình Sa) sẵn sàng đổi đất, hiến cây để có được dòng nước phục vụ sản xuất.
Ông Huỳnh Chung (80 tuổi, tổ 1 thôn Tây Giang, xã Bình Sa) đã đồng ý để địa phương đốn hạ gần 40 cây dương liễu tròn 20 năm tuổi “của để dành” dưỡng già, xây dựng đường kênh dẫn nước ngang qua vườn nhà. Dù không hưởng lợi từ trạm bơm Tứ Sơn (vì bản thân ông già yếu không sản xuất) nhưng ông không nề hà chuyện được mất để có nước tưới thuận lợi cho bà con sản xuất sau này. Hay như trường hợp bà Huỳnh Hồng (tổ 1 thôn Tây Giang) đã hiến gần 20 cây dương liễu lâu năm và hàng trăm mét vuông đất để làm kênh dẫn nước từ trạm bơm Tứ Sơn (xã Bình Trung). Điều bà Hồng mong muốn là làm sao có nguồn nước ổn định để bà con trồng lúa và khoai được năng suất cao.
Trạm bơm Tứ Sơn được triển khai xây dựng vào năm 2016. dự kiến cung cấp nước tưới cho hơn 350 ha tại các xã Bình Nam, Bình Sa và Bình Trung. Riêng Bình Sa được hưởng lợi nhiều nhất 180 ha và trong giai đoạn 1, trạm bơm Tứ Sơn đã phục vụ nước tưới cho gần 100 ha đất sản xuất. Hiện trạm bơm đã thi công giai đoạn 2 với phần kênh N1, N2 được thiết kế bằng ống và kênh hộ. Kênh N2 có chiều dài 4.236 mét, trong đó đoạn kênh qua xã Bình Sa chiếm gần 3.000 mét. Điều đáng nói, quá trình làm tuyến kênh giao cho địa phương giải phóng mặt bằng và không thực hiện phương án đền bù. Trước thách thức đó, UBND xã Bình Sa đã tiến hành họp dân triển khai chủ trương.
![](/images/Hinh_tin_2017/8.jpg)
Các hộ dân tại thôn Tây Giang, xã Bình Sa, Thăng Bình sẵn sàng đổi đất, hiến cây để có nước sản xuất. Ảnh: BIÊN THỰC
Theo ông Hà Như Diêu - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sa, qua khảo sát ban đầu có đến 10.000 mét vuông đất và trên 8.000 cây lâu năm của bà con bị ảnh hưởng, có cây hơn 30 năm tuổi và đa số cây dương liễu của những người lớn tuổi. Nhưng qua thời gian vận động, tuyên truyền, các cụ đã đồng ý với chủ trương của Đảng, Nhà nước. “Các loại cây này đều được các cụ ông, cụ bà dùng để làm “của dưỡng già”. Nhưng đồng thuận với chủ trương, họ sẵn sàng cho đốn hạ không cần bồi thường, hỗ trợ để có được dòng nước sản xuất. Đối với Bình Sa từ lâu sản xuất nông nghiệp vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước trời. Do đó nước thủy lợi là mơ ước của người dân bao đời. Đương nhiên có nước thì bà con nông dân chủ động được nước tưới, nền sản xuất nông nghiệp của bà con sẽ có nhiều thay đổi” - ông Hà Như Diêu cho hay.
Tin mới
- Thăng Bình tích tụ ruộng đất được hơn 200 ha - 05/01/2018 08:27
- Hỗ trợ gần 700 triệu đồng cho làng rau Mỹ Hưng - 05/01/2018 07:44
- Hướng đến sản phẩm nông nghiệp sạch - 20/11/2017 08:40
- Xã Bình Phục tổng kết công tác sản xuất nông nghiệp năm 2017 - 20/11/2017 08:38
- Bế mạc lớp dạy nghề Trồng hồ tiêu trên địa bàn xã Bình An - 20/11/2017 08:36
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29