Bình Minh tập trung phát triển kinh tế biển
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 378
Với lợi thế của mình, những năm qua, xã Bình Minh xác định khai thác thủy sản là thế mạnh kinh tế của địa phương nên đã chú trọng phát triển đội tàu thuyền có công suất lớn, tham gia khai thác xa bờ để tăng sản lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ảnh: Đội thuyền của ngư dân Bình Minh chuẩn bị vươn khơi
Quyết tâm bám biển
Trở về sau chuyến đi biển cuối năm, ngư dân Trần Văn Nhiều (thôn Tân An, xã Bình Minh) một trong những chủ tàu chụp mực QNa: 94779 phấn khởi cho biết: “năm ni thời tiết thuận lợi, cùng với thuyền mới nên bình quân mỗi bạn thuyền thu nhập được hơn 150 triệu đồng”. Từ nguồn vốn vay của Quỹ hỗ trợ ngư dân, nhóm ngư dân của anh Trần Công Nhiều với 7 thuyền viên đã vay gần 4 tỷ đồng để đóng mới con tàu vỏ gỗ có công suất 750cv hành nghề chụp mực khơi ở ngư trường Hoàng Sa. Trong quá trình đóng tàu, nhóm của anh Nhiều đã thay thế một số hạng mục trên tàu như: điều chỉnh taylái làm bằng dây chuyền qua nhông sang taylái trợ lực có độ chính xác cao và khỏe hơn; hay như những năm trước ngư dân làm dây tời vào loa kèn để kéo lưới, khi hoạt động tốn nhiều công sức của thuyền viên và hay xảy ra tai nạn nên anh chuyển sang bằng rơi cuốn dây (được máy móc hỗ trợ) có cần vươn lưới trợ lực nên giúp cho thuyền viên kéo lưới nhanh hơn và ít tốn sức khi kéo lưới. Những cải tiến của nhóm ngư dân Trần Công Nhiều đã được các chủ thuyền đánh bắt xa bờ ở xã Bình Minh và các xã lân cận áp dụng cải hoán mới cho thuyền của mình.
Theo anh Nhiều, cùng với việc tham gia đánh bắt hải sản, nhóm ngư dân của anh còn được các ngành chức năng của huyện và xã Bình Minh tập huấn, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; các văn bản pháp luật về biển, đảo; Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982; cũng như việc khai thác hải sản phải đị đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường biển… nên hiện nay, nhóm ngư dân của anh đã cam kết với cơ quan chức năng là không dùng xung điện, chất nổ, các chất hóa học để khai thác hủy diệt nguồn lợi hải sản. Cạnh đó, Đồn Biên phòng Bình Minh cũng thường xuyên tuyên truyền các văn bản pháp luật về phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới, biển đảo và hướng dẫn địa điểm đánh bắt cá an toàn cũng như một số nội dung cơ bản của pháp luật trên biển để ngư dân nắm bắt, thực hiện.“Ngư dân chúng tôi luôn xác định vươn khơi, bám biển không chỉ là vấn đề mưu sinh mà còn là sự chung sức, chung lòng bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Mỗi con tàu của chúng tôi ra khơi mang tên mình màu cờ đỏ sao vàng, như để khẳng định cột mốc chủ quyền biển đảo của Việt Nam và để bảo vệ biên giới trên biển, ngư dân chúng tôi quyết tâm bám biển”- anh Nhiều nói.
Tiếp tuc hỗ trợ ngư dân
Năm 2017, từ các nguồn vốn vay của “Quỹ hỗ trợ ngư dân”, ngư dân xã Bình Minh đã mạnh dạn đầu tư mua sắm, đóng mới, cải hoán 18 tàu thuyền công suất lớn, với tổng kinh phí gần 6,5 tỷ đồng để vươn khơi bám biển làm nghề câu mực, chụp mực và vây khơi; nâng tổng số tàu thuyền toàn xã hiện nay lên 147 chiếc, với tổng công suất 48.800cv. Trong đó, có 42 chiếc công suất từ 20cv - 90cv,105 chiếc công suất từ 90cv - 1.000cv. Hiện nay, trong các tàu có công suất lớn tham gia đánh bắt xa bờ, Bình minh có 54 chiếc được UBND tỉnh công nhận đủ điều kiện hoạt động. Ngoài ra, nhằm giúpngư dân có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau khi đánh bắt, trong năm 2017, Ban nông nghiệp xã Bình Minh phối hợp với Hội nghề cá của xã đã thành lập thêm được 2 tổ đoàn kết đánh bắt trên biển, nâng tổng số toàn xã lên 37 tổ; trong đó, có 18 tổ đoàn kết đánh bắt xa bờ ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Ngư dân Trần Công Nhiều chia sẻ: “Trước đây, chưa có tổ đoàn kết ngư dân bọn tui ít đi khai thác các vùng biển xa. Từ khi tham gia vào tổ đoàn kết, chúng tôi mạnh dạn vươn khơi đánh bắt, nhờ đó khai thác đạt hiệu quả hơn. Cái lợi lớn nhất khi tham gia tổ đoàn kết là các tổ đoàn kết luôn sẵn sàng hỗ trợ nhau để tìm kiếm ngư trường, thường xuyên liên lạc với nhau để thông tin về thời tiết, cứu hộ cứu nạn và phân công đưa sản phẩm về đất liền, góp phần giảm chi phí nhiên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất”. Theo ông Trương Công Bảy – Phó chủ tịch UBND xã Bình Minh thì cùng với việc tham gia vào các tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển,ngư dân đóng tàu có công suất lớn, tình hình thời tiết thuận lợi và kinh nghiệm trong đánh bắt hải sản của ngưa đan, đã góp phần tăng sản lượng khai thác hải sản của địa phương từ 9.500 tấn năm 2016 lên 12.200 tấn năm 2017. “Để khai thác tiềm năng, lợi thế và phấn đấu đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, địa phương sẽ vận dụng các cơ chế chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện để tiếp tụchỗ trợ cho ngư dân sửa chữa, cải hoán, đóng mới tàu thuyền, hỗ trợ nhiên liệu, tháo gỡ khó khăn về vốn để phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, đồng thời làm tốt công tác quản lý tàu thuyền, giúp ngư dân yên tâm bám biển”- ông Bảy nói.
MINH TÂN
Tin mới
- Thăng Bình có 3 điểm giết mổ gia súc được cấp phép hoạt động - 13/04/2018 02:47
- Tiêu chết hàng loạt tại Bình Quế - 04/04/2018 07:59
- Phòng trừ ruồi đục quả bằng chế phẩm sinh học - 20/03/2018 03:59
- Trực báo nông nghiệp - 14/03/2018 08:18
- Thăng Bình phát động ra quân đầu năm 2018 - 26/02/2018 05:14
Các tin khác
- Năm 2017 huyện Thăng Bình thu ngân sách nhà nước được hơn 127 tỷ đồng - 18/01/2018 03:21
- Cơ sở gia công chế biến cá bò: Thiếu hụt nguồn lao động - 11/01/2018 09:56
- Tổng sản lượng đánh bắt hải sản năm 2017 của Bình Minh đạt 12200 tấn - 05/01/2018 11:27
- Khai trương AIA NEO tại Thăng Bình - 05/01/2018 10:48
- Thăng Bình tích tụ ruộng đất được hơn 200 ha - 05/01/2018 08:27
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29