Tái hiện lịch sử dân tộc từ bàn cộ
- Chi tiết
- Chuyên mục: VĂN HÓA - XÃ HỘI
- Lượt xem: 372
Những ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi đã qua, mọi người đã quay trở lại với công việc thường nhật. Thế nhưng, những ngày này, nhiều người con ở xã Bình Triều, mặc dù làm ở xa vẫn cố gắng nán lại quê nhà để cùng chuẩn bị cho lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được. Khác với mọi năm, năm nay, 4 bàn cộ của xã đều được trích từ sử tích của dân tộc không chỉ khơi dậy niềm tự hào mà còn giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Ảnh: Các nghệ nhân tham gia tạo hình con voi trong tích Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận.
Nếu như 3 năm trước, tổ 13, thôn Phước Ấm chọn sự tích Ngưu Ma Vương để làm cộ thì năm nay, cộ được tái hiện từ tích Trưng Trắc - Trưng Nhị, hai trong số những liệt nữ đầu tiên của lịch sử dân tộc. Hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, giành lại giang sơn nước nhà đã đi vào tâm thức người Việt với niềm tự hào thiêng liêng. Cố gắng thể hiện hình ảnh sinh động và chân thực nhất, mỗi người dân nơi đây đều mong mỏi sẽ góp phần tái hiện một phần lịch sử của dân tộc. Ông Mai Quýt, Trưởng ban cộ tổ 13, thôn Phước Ấm, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình cho biết: “Cách đây mười mấy năm, thường chọn đề tài của Trung Quốc như Tề Thiên đại thánh, Na Tra. Tuy nhiên, những năm gần đây, tổ 13 dùng sử của người Việt ta để làm cộ, thể hiện tinh thần của người Việt”.
Năm nay là năm kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - một trong những chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Vì vậy, các nghệ nhân tổ 14, thôn Phước Ấm rất tâm huyết với bàn cộ tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Tỉ mỉ trang trí chiếc máy bay, ông Huỳnh Minh Trí, nghệ nhân tổ 14, thôn Phước Ấm, xã Bình Triều cho hay, chiếc máy bay này là một phần không thể thiếu nếu như muốn tái hiện hình ảnh của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. “Qua bàn cộ trích từ lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ, những nghệ nhân chúng tôi muốn nhắn nhủ con cháu, phải thường xuyên nhớ về cha ông đã hy sinh vì dân tộc, nhắc nhở con em nối gót truyền thống”- ông Huỳnh Minh Trí chia sẻ.
Theo ông Trương Công Hùng - Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, không phải chạy theo thị hiếu của người xem mà nghiêng hẳn về tính truyền thống, tinh thần dân tộc. Những bàn cộ này chắc chắn sẽ tạo được điểm nhấn nổi bật trong lễ hội rước cộ Bà Chợ Được năm nay.“Nhiều năm trước, đa số những bàn cộ làm theo tinh thần thị hiếu, thu hút người xem là chủ yếu như tề thiên đại thánh, ngưu ma vương trích từ sử tích của các nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, cơ quan quản lý văn hóa tham mưu UBND huyện Thăng Bình, chính quyền địa phương, cộ phải làm theo tinh thần dân tộc, lịch sử phải được tái hiện trên bàn cộ, ôn lại lịch sử, thu hút bằng tích sử của dân tộc.”- ông Trương Công Hùng nói./.
Minh Tân - Thu Sương
Tin mới
- Làng Tiên Châu (Thăng Bình) khai hội đầu xuân - 18/02/2019 13:19
- Trường TH Trưng Vương tổ chức đêm văn nghệ “Mừng Đảng – Mừng Xuân – Mừng trường mới” - 18/02/2019 13:15
- Ngân hàng chính sách hỗ trợ gia đình nạn nhân tử vong do đuối nước - 13/02/2019 14:52
- Lãnh đạo huyện Thăng Bình thăm đạo Cao đài - 13/02/2019 14:43
- Khi người dân là chủ thể của lễ hội - 13/02/2019 14:41
Các tin khác
- Sẵn sàng cho lễ hội Cộ Bà Chợ Được - 12/02/2019 15:38
- Giải Cờ làng huyện Thăng Bình mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 - 12/02/2019 14:11
- Tết vui tươi, lành mạnh, nghĩa tình - 12/02/2019 10:35
- Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo thăm 6 học sinh bị đuối nước - 11/02/2019 09:37
- Lãnh đạo tỉnh, huyện thăm gia đình các em học sinh bị đuối nước - 09/02/2019 13:04
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29