Hiệu quả từ Đề án Quản lý chất thải rắn tại Thăng Bình
- Chi tiết
- Chuyên mục: VĂN HÓA - XÃ HỘI
- Lượt xem: 330
Tính đến tháng 6.2020, rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Thăng Bình ước tính 66 tấn/ngày, trong đó khối lượng rác được thu gom, xử lý là 60 tấn/ngày, đạt tỷ lệgần 91%. Đó là những kết quả nổi bật sau 5 năm địa phương thực hiện Đề án Quản lý chất thải rắn giai đoạn 2016-2020.
Từ năm 2016 đến nay, Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Thăng Bình đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, hội đoàn thể tổ chức 50 lớp tập huấn cho lãnh đạo, cán bộ môi trường; hơn 200 lớp tập huấn cho 10.000 lượt người dân. Ngoài ra, các địa phương còn phối hợp với Hội LHPN các cấp phát 40.000 tờ rơi tuyên truyền, 3.000 giỏ nhựa và túi sinh thái cho hội viên phụ nữ. Đối với các xã, thị trấn đã phát động các chương trình phân loại rác thải tại nguồn, chống rác thải nhựa để thực hiện Đề án. Trong giai đoạn 2016-2020, huyện Thăng Bình đã hỗ trợ các địa phương 11,2 tỷ đồng để duy trì Đề án quản lý chất thải rắn, xây dựng điểm trung chuyển xử lý rác thải tại các tuyến kênh mương. Tính đến tháng 6.2020, rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện ước tính 66 tấn/ngày, trong đó khối lượng rác thu gom, xử lý là 60 tấn/ngày, đạt tỷ lệ gần 91%. Đến nay 22 xã, thị trấn của huyện Thăng Bình đã có tổ thu gom rác thải đến các kiệt,hẻm tại 100/106 thôn, tổ đạt tỷ lệ 94%, tăng 25% so với năm 2016.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền- Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thăng Bình cho biết,từ năm 2016 đến tháng 6.2020, tổng phí thu trong dân đạt hơn 18,7 tỷ đồng, trong khi tổng chi là 33,7 tỷ đồng. Đây là vấn đề khó khăn trong thực hiện Đề án quản lý chất thải rắn bởi nguồn thu hiện mới chỉ bằng một nửa so với tổng chi. “Qua quá trình triển khai đề án cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khối lượng rác thải phát sinh lớn, chi phí thu gom, vận chuyển cao. Vì vậy để duy trì có hiệu quả đề án, việc thực hiện khâu phân loại và giảm thiểu rác thải tại nguồn là một giải pháp cần được chú trọng” - bà Nguyễn Thị Thu Hiền nói thêm.
Những mô hình như “Mỗi hố rác là một cây xanh” đang được nhiều triển khai và nhân rộng trên địa bàn huyện.
Năm 2017, xã Bình Nguyên đã phát động mô hình “phân loại, giảm thiểu rác thải tại hộ gia đình”. Thực hiện mô hình này, địa phương đã hỗ trợ 400 giỏ đựng rác cho 200 hộ dân. Qua thống kế cho thấy, khối lượng rác thải phát sinh bình quân tại đây là thấp nhất trên địa bàn huyện Thăng Bình, khoảng 0,68kg/hộ/ngày. Trong khi mức bình quân rác thải phát sinh ở các địa phương khác là 2,24kg/hộ/ngày. “Hiện đơn giá thu gom tại địa phương là 220.000 đồng/khối. Đây là mức thu quá cao bởi địa phương đã thực hiện việc vận chuyển rác thải về các điểm trung chuyển dọc theo các tuyến đường chính để công ty thu gom. Do đó, đến nay, xã Bình Nguyên vẫn chưa cân đối được thu chi” - ông Nguyễn Thanh - Chủ tịch UBND xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình cho biết.
Ông Đoàn KimThịnh- Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường Đô thị Quảng Nam cho biết trong 22 xã, thị trấn của huyện Thăng Bình chỉ có 3 địa phương là Bình Triều, Bình Minh và thị trấn Hà lam thực hiện việc thu gom trực tiếp, còn lại phía Công ty thực hiện thu gom tại các điểm trung chuyển. Đối với các địa phương thu ở điểm trung chuyển, phía công ty thực hiện đơn giá từ 215.000-220.000 đồng/khối. Đơn giá này đã được áp dụng từ năm 2017, so với hiện nay là quá thấp. “Trước đây, xe chở rác chở 3 chuyến/ngày nhưng hiện nay đã hạn chế số chuyến. Do đó thời gian đến, Công ty mong muốn giảm số chuyến càng ngày càng ít thì số tiền chi phí cho môi trường ở các địa phương giảm bởi hiện các bãi rác trên địa bàn tỉnh đã đầy, không có chỗ để xử lý. Cách tốt nhất là người dân phải hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn để giảm lượng rác thải phát sinh, từ đó giảm được chi phí” - ông Đoàn Kim Thịnh nói thêm.
Ông Nguyễn Văn Hương- Phó Chủ tịch UBND huyện cho rằng,vấn đề môi trường phải được thực hiện xuyên suốt. Từ đây đến cuối năm 2020, huyện Thăng Bình sẽ triển khai Đề án phân loại, giảm thiểu rác thải tại nguồn. Cũng thời gian này Thăng Bình sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình. Năm 2021, Thăng Bình chọn 4 xã triển khai làm điểm, sang năm 2022 nâng lên 9 xã và đến giai đoạn 2023-2025 Thăng Bình sẽ hoàn thành đề án này. “Nếu thực hiện tốt Đề án phân loại rác thải tại nguồn sẽ giảm được tiền thu gom, giảm chi phí vận chuyển, xử lý. Bên cạnh đó, hiệu quả từ đề án còn là tận dụng được nguồn rác thải tái chế để áp dụng vào thực tiễn. Hai Đề án quản lý chất thải rắn và Đề án phân loại, giảm thiểu rác thải tại nguồn mà Thăng Bình đang thực hiện sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, tạo môi trường sống xanh –sạch trong thời gian tới” – ông Nguyễn Văn Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết.
GIANG BIÊN – TRUNG THỰC
Tin mới
- Thăng Bình tạo tâm lý an tâm cho thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT - 24/07/2020 08:53
- Chủ tịch UBND huyện Võ Văn Hùng thăm gia đình chính sách tại Bình Dương nhân dịp 27/7. - 24/07/2020 08:47
- Trao 27 suất học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi - 23/07/2020 08:17
- Bình Hải (Thăng Bình) trao quà nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27.7 - 20/07/2020 04:09
- Thăng Bình có 75% người dân tham gia nộp phí vệ sinh môi trường - 20/07/2020 04:07
Các tin khác
- Chung sức xây dựng quê hương - 14/07/2020 10:02
- Thăng Bình xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm - 10/07/2020 09:40
- Tuyên dương 8 cá nhân hiến máu tình nguyện tiêu biểu năm 2020 - 08/07/2020 09:48
- Nhà trung chuyển dành cho người khuyết tật - 08/07/2020 09:46
- Thăng Bình tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016 - 2020” - 07/07/2020 07:36
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29