Tạo việc làm cho phụ nữ
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 350
Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, cùng với cách làm chủ động, linh hoạt, chỉ sau hơn một năm ra đời, sản phẩm ram tôm đất của Cơ sở sản xuất ram Minh Nga (thôn Bình Khương, xã Bình Giang, Thăng Bình) đã có mặt ở nhiều công ty, siêu thị mini của các tỉnh, thành phố lớn.
Ram tôm đất của chị Nguyễn Thị Nga đang được thị trường ưa chuộng
Chị Nguyễn Thị Nga, chủ Cơ sở sản xuất ram Minh Nga cho hay, ram, chả vốn là món khai vị đặc sản của xứ Quảng làm từ những nguyên liệu có sẵn của người dân địa phương. Sinh ra, lớn lên rồi đến khi lập gia đình đều gắn bó với con sông Trường Giang, chị Nga nghĩ tại sao mình lại không tận dụng nguồn tôm đất của quê hương để đưa sản phẩm ram đến với các tỉnh, thành phố khác. Theo đó, chị Nga thu mua tôm của người dân địa phương vừa đánh bắt; thịt heo được chọn kỹ từ những con heo nuôi bằng rau, cám. Tôm, thịt làm sạch, ướp gia vị cho thấm rồi xào. Bánh tráng cũng phải là loại bánh từ các tỉnh Bình Định, Bình Thuận để giữ độ giòn lâu sau khi chiên. Tùy theo những dịp lễ, tết hay giỗ chạp nhiều thì số lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm nhưng trung bình, mỗi ngày cơ sở của chị cung cấp cho thị trường 20 - 40kg ram. Mỗi tháng doanh số đạt 60 đến 70 triệu đồng. Đặc biệt dịp Tết Kỷ Hợi vừa qua, chị đã bán được hai tấn ram.
Nhớ lại những ngày đầu mới sản xuất, chị Nga kể: “Khi đó, rất nhiều khó khăn. Thị trường chưa chấp nhận sản phẩm này, việc sản xuất cũng không ổn định. Chị chấp nhận lỗ vốn và kiên trì, tìm hiểu nhu cầu thị trường để chọn hướng phát triển lâu dài”. Nắm được phân khúc người tiêu dùng nên ram tôm có 2 loại, loại 2 có mức giá bình dân hơn so với loại 1. Ngay cả việc nêm nếm gia vị, tùy theo thị trường mà chị sẽ cho gia vị khác nhau. Nếu ở miền Nam sẽ hơi ngọt hơn, còn ở miền Trung thì sẽ mặn và pha cay. Hiện cơ sở của chị Nga đã hoạt động ổn định, qua đó góp phần giải quyết lao động cho 8 - 10 phụ nữ tại địa phương. Gắn bó với Cơ sở ram Minh Nga từ những ngày đầu mới thành lập, chị Lương Thị Mến (31 tuổi, thôn Bình Khương, xã Bình Giang) cho hay: “Làm ở đây nhẹ nhàng mà thu nhập ổn định. Ngoài ra tranh thủ thời gian nghỉ ngơi có thể chở con đi học, đi chợ, nấu ăn cho gia đình”. Cứ một ký ram, chị Mến được trả tiền công 20 nghìn đồng. Như vậy, tùy theo năng suất, mỗi tháng chị có thể kiếm được 3 - 4 triệu đồng. Đó đã là nguồn thu nhập ổn định cho những phụ nữ nông thôn như chị.
Đánh giá cao hiệu quả của Cơ sở sản xuất ram Minh Nga, chị Nguyễn Thị Cảnh - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bình Giang cho biết: “Đây là cơ sở sản xuất ram đầu tiên của địa phương. Qua hơn một năm sản xuất, cơ sở đạt được kết quả rất tốt, giải quyết việc làm cho lao động nữ của địa phương. Thời gian đến, Hội LHPN xã sẽ nhân rộng mô hình này nhằm giải quyết thêm nhiều lao động trên địa bàn”.
THU SƯƠNG- GIANG BIÊN
Tin mới
- Khởi công xây dựng tuyến đường Lý Tự Trọng – Huỳnh Thúc Kháng - 11/03/2019 10:30
- Thăng bình sơ kết 2 năm thực hiện tích tụ tập trung ruộng đất - 08/03/2019 15:33
- Thử nghiệm thuốc diệt chuột Racumin - 08/03/2019 14:08
- Bình Sa tiết kiệm nước tưới - 07/03/2019 09:08
- Lại xuất hiện tình trạng tiêu chết hàng loạt - 04/03/2019 09:46
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29