Rộn ràng làng nghề làm hương trong những ngày giáp Tết
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 442
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, những làng nghề làm hương truyền thống trên địa bàn huyện Thăng Bình lại tất bật sản xuất để đảm bảo nguồn hàng cung ứng kịp thời cho thị trường. Riêng tại xã Bình Quý, cơ sở sản xuất đã phải tăng công suất, nguồn hàng để cung ứng phục vụ thị trường trong dịp Tết này.
Tăm hương được phơi khô chờ để quấn bột
Những cuối tháng Chạp, đến làng hương thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý không khó để bắt gặp những “đoá hoa hương” được xếp dọc hai bên tường con ngõ nhỏ. Mùi thơm thoang thoảng, ngan ngát của bột trầm cùng tiếng lách cách phát ra từ những dụng cụ sản xuất hương đã thu hút tôi đến cơ sở làm hương Tâm Nguyên của gia đình chị Phạm Thị Tâm.
Trong căn nhà ngói đỏ ba giang, Chị Tâm đang miệt mài quấn, đóng gói sản phẩm để chuẩn bị đơn hàng cho khách. Vừa làm, chị vừa chia sẽ: Chị làm hương đã trên 25 nay. Nghề này ở đây duy trì quanh năm, nhưng thời điểm cận kề tết sản lượng thường phải tăng hơn theo nhu cầu của người mua. Trước đây, gia đình chị chỉ làm hương theo phương pháp thủ công, nhưng hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường về số lượng sản phẩm, chị đã đầu tư các loại máy móc vào trong sản xuất. Kết hợp giữa thủ công với máy móc hiện đại đã nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất lên gấp đôi. Sản phẩm hương có mẫu mã đẹp, màu sắc bắt mắt. Với những nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên như bột quế, trầm hương.. nên hương ở đây có mùi thơm đặc trưng. Hương nhà mình được khách hàng tin dùng từ nhiều năm nay”. Chị Tâm nói.
Cũng theo chị Tâm, loại loại hương được sản xuất phổ biến là hương quế, hương trầm với độ dài ngắn, to nhỏ khác nhau và tuyệt đối không có hóa chất. Một sản phẩm được hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ từ đôi bàn tay khéo léo pha trộn nguyên liệu đến se hương, phơi sấy... của người thợ sao cho thành phẩm làm ra đạt chất lượng như hình dáng thẳng, tròn, màu vàng nâu... Tùy từng loại mà có giá bán mỗi bó, hộp khác nhau.
Chi Tâm đang làm những công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm.
Những tháng cuối năm, lượng hàng sản xuất của gia đình chị thường tăng từ 30-40%. Cũng như chị Tâm, nhiều người sản xuất hương ở Thăng bình đều quan niệm: Hương là mặt hàng phục vụ đời sống tâm linh nên người sản xuất phải làm bằng cái tâm, sao cho hương vừa sạch, vừa thơm. Tất cả hương đều có giá phơi cao ráo, sạch sẽ chứ không phơi trên nền xi măng hay sân gạch.
Như mọi năm, vào những tháng giáp tết, tại các cơ sở sản xuất hương thôn Quý Thạnh không khí sản xuất, mua bán lại trở nên tấp nập. anh Trương Phúc, chủ cơ sở sản xuất hương đã có nhiều năm làm nghề, cho biết: "Những ngày cuối năm tiết trời lạnh hơn, mưa phùn, nồm ẩm nên những ngày có nắng chúng tôi phải tranh thủ mang hương ra phơi để kịp số lượng hàng cho khách. Nghề làm quanh năm nhưng tiêu thụ nhiều nhất là những tháng giáp tết, nên cứ đến thời điểm này, cơ sở của gia đình tăng công suất, nhập thêm nguyên liệu”. Theo anh Phúc, hương bây giờ làm bằng máy nên dễ làm và có nhiều người sản xuất. Sản xuất nhiều thì giá cả không tăng, nghề này vất vả chỉ đủ ăn, chứ khó làm giàu lắm.
Hương của gia đình anh Phúc được phơi trên giàn sạch sẽ
Cũng theo anh Phúc, các công đoạn làm hương thì cơ sở nào cũng giống nhau, song cách trộn nguyên liệu để hương có mùi thơm thì mỗi cơ sở lại có bí quyết riêng. Tuy nhiên đây là sản phẩm mang ý nghĩa tâm linh nên quá trình sản xuất luôn được thực hiện một cách cẩn thận với nhiều công đoạn và đảm bảo sạch sẽ và không dùng hóa chất.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, những năm gần đây gia đình anh cũng như như cơ sở sản xuất hương khác ở thôn Quý Thạnh đã đầu tư máy xay, lò sấy để sản xuất hương với số lượng lớn. Hương ở đây không chỉ bán tại chợ Hà lam mà còn đi nhiều nơi khác ra tận Đà Nẵng hay vào tận Đắc Lắk, rồi thành phố Hồ Chí Minh…
Trong văn hóa truyền thống của người Việt, sẽ không thể thiếu được mùi thơm linh thiêng của những nén hương trong những ngày tết. Đây là nghề không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất, mà trong nó còn chứa đựng cả giá trị văn hóa, góp phần làm đậm thêm cho hương vị ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Tác giả: Đình Hiệp
Tin mới
- Thăng Bình tổng doanh số cho vay trong năm 2023 trên 201 tỷ đồng - 18/01/2024 10:39
- Thăng Bình có 357 lao động đi làm việc ở nước ngoài - 08/12/2023 21:36
- Thăng Bình: 3 hồ chứa nước vẫn đảm bảo an toàn - 16/10/2023 10:50
- Thăng Bình tháo gỡ vướng mắc dự án Quốc lộ 14E - 16/10/2023 10:47
- Thăng Bình: Năng suất lúa đông xuân 2022 – 2023 tăng 7,86 tạ/ha - 30/05/2023 07:55
Các tin khác
- Nông dân xã Bình Phục vào mùa thu hoạch “kiệu tết” - 17/01/2023 08:49
- ĐIỆN LỰC THĂNG BÌNH ĐẢM BẢO CUNG CẤP ĐIỆN TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023 - 16/01/2023 02:33
- Thăng Bình kiểm tra an toàn thực phẩm 105 cơ sở sản xuất, kinh doanh - 10/01/2023 08:26
- Huyện Thăng Bình và Công ty TNHH DIAGEO Việt Nam ký kết chương trình học tập trọn đời cho thanh niên - 09/01/2023 01:11
- Thăng Bình: Tổng dư nợ cho vay vốn chính sách xã hội hơn 702 tỷ đồng - 27/12/2022 22:18
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29