Nhân rộng mô hình tổ, nhóm diệt chuột
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 423
Vụ đông xuân 2017-2018, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình thành lập thí điểm tổ, nhóm diệt chuột ở thôn An Phước (xã Bình An). Điều đặc biệt ở mô hình là hình thành nhóm 10 người cùng tham gia diệt chuột và phương pháp thực hiện bằng bẫy rất an toàn, phù hợp với bà con nông dân.
Thôn An Phước xã Bình An thuộc địa hình dốc, đồi núi. Đây là môi trường thuận lợi cho việc trú ẩn của chuột. Do đó, mỗi năm, diện tích sản xuất lúa của thôn khoảng 95 ha thì có đến 57 ha bị chuột cắn phá. Nhiều diện tích bị chuột cắn phá hơn 50%. Trước thực trạng đó, vụ đông xuân 2017-2018, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình đã tiến hành thành lập thí điểm tổ, nhóm diệt chuột tại thôn. Theo đó, thôn đã thành lập ra 5 nhóm diệt chuột, mỗi nhóm quy định 10 thành viên hoạt động trên quy mô toàn thôn. Trong quá trình thực hiện mô hình, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện đã hỗ trợ 1.000 chiếc bẫy chuột hình bán nguyệt, găng tay, ủng và một số bảo hộ lao động khác. Ngay sau khi thành lập tổ, nhóm diệt chuột, các thành viên đã triển khai đặt bẫy 12 kỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa và khi chuột xuất hiện gây hại trên đồng ruộng. Theo ông Phạm Đức Ánh (thôn An Phước), chuột là loài phá hoại cây hoa màu, đặc biệt là trên cây lúa, sinh sản nhanh, nhiều và khó diệt. Những năm trước, nông dân diệt chuột theo từng hộ gia đình, từng đám ruộng bị chuột cắn phá theo các biện pháp dân gian như vãi thuốc hóa học, cắm cờ, cắm dây để nhát chuột. Nhưng, mọi biện pháp đều vô hiệu. Có nhiều diện tích bị cắn phá trên 50% diện tích. “Vụ đông xuân 2017-2018, bản thân tôi tham gia vào mô hình tổ, nhóm diệt chuột thấy rất nhiều quả. Việc thực hiện diệt chuột tập thể, phương pháp sử dụng bẫy an toàn với người dùng, qua tập huấn, nông dân được trang bị đầy đủ kiến thức, nắm được mục đích, ý nghĩa của mô hình. Hiểu sâu sắc hơn về tập tính gây hại ở chuột, biết được đặc điểm của chuột sống theo bầy đàn, tính đa nghi, cảnh giác với vật lạ. Sau khi tham gia vào mô hình, chúng tôi mong muốn được tiếp tục duy trì mô hình trong những vụ sản xuất tiếp theo” - Ông Ánh nói.
Các hộ nông dân thôn An Phước được tập huấn, hỗ trợ kiến thức khi tham gia vào mô hình tổ, nhóm diệt chuột.
Ngay khi tham gia vào mô hình tổ, nhóm diệt chuột tại thôn An Phước, bà Phạm Thị Tuyết đã được Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện tập huấn các nội dung liên quan đến đặc điểm sinh học của chuột, giới thiệu bẫy diệt chuột bán nguyệt, phương pháp đặt bẫy, thu gom tiêu hủy chuột và các biện pháp diệt chuột tổng hợp khác. Bà Tuyết cho biết: “Khi tham gia vào mô hình tổ, nhóm diệt chuột, nông dân chúng tôi đã phát hiện ra quy luật hoạt động của chuột gây hại mạnh nhất lúc lúa đẻ nhánh rộ và đứng cái làm đòng. Do đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng vào giai đoạn này nhiều hơn. Đối với phương pháp dùng bẫy bán nguyệt để diệt chuột không dùng thuốc hóa học đã đảm bảo môi trường trong sạch, giảm ô nhiễm hóa chất thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất.
Qua 12 kỳ tổ chức đánh bẫy chuột ở vụ đông xuân 2017-2018, nông dân thôn An Phước đã tiêu diệt gần 4.000 con chuột. Toàn bộ đuôi chuột đã được UBND xã Bình An thu mua, hỗ trợ với giá 1.200 đồng/đuôi chuột. Điều đáng nói ở đây là việc thành lập, tổ nhóm diệt chuột thực hiện thí điểm đầu tiên của huyện Thăng Bình tại thôn An Phước (Bình An) đã phát huy được hiệu quả bước đầu. Theo ông Hồ Ngọc Quảng- Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình, trước kia việc diệt chuột, mỗi nông dân thực hiện một biện pháp khác nhau, hoặc trước mùa vụ thì địa phương đồng loạt tổ chức ra quân diệt chuột. Tuy nhiên, việc ra quân chỉ mang tính nhỏ lẻ, không thường xuyên nên chuột sinh sản nhanh và gây hại ở mọi cánh đồng, vụ nào cũng có. “Việc thành lập tổ, nhóm diệt chuột ở thôn An Phước, Trung tâm đã thực hiện thí điểm như vụ đông xuân 2017-2018, chúng tôi muốn phát huy lợi thế cộng đồng trong khâu tổ chức sản xuất và đồng loạt ra quân phòng trừ dịch hại trên cây trồng. Phương pháp bẫy bã được thực hiện trong mô hình được đúc kết từ thực tế quá trình tìm hiểu đặc điểm sinh vật học của chuột, trong khi phương pháp này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất và tránh ô nhiễm môi trường. Vụ hè thu đến, Trung tâm sẽ tiến hành mở rộng thêm tổ, nhóm diệt chuột tại xã Bình Giang. Đây cũng là địa phương có diện tích lúa bị chuột cắn phá nhiều thời gian qua”- Ông Quảng thông tin thêm.
Giang Biên - Thu Sương
Tin mới
- Sức hút từ ngày hội tuyển dụng việc làm, xuất khẩu lao động huyện Thăng Bình - 22/06/2018 07:33
- Thăng Bình sẵn sàng cho vụ hè thu - 29/05/2018 02:36
- Lúa đông xuân được mùa, có giá - 17/05/2018 05:12
- Triển khai sản xuất vụ hè thu năm 2018 - 11/05/2018 08:38
- Đậu phụng được mùa, được giá - 20/04/2018 06:18
Các tin khác
- Thăng Bình có 3 điểm giết mổ gia súc được cấp phép hoạt động - 13/04/2018 02:47
- Tiêu chết hàng loạt tại Bình Quế - 04/04/2018 07:59
- Phòng trừ ruồi đục quả bằng chế phẩm sinh học - 20/03/2018 03:59
- Trực báo nông nghiệp - 14/03/2018 08:18
- Thăng Bình phát động ra quân đầu năm 2018 - 26/02/2018 05:14
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29