“Bà đỡ” của nông dân Thăng Bình
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 342
Thời gian qua, các hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) trên địa bàn huyện Thăng Bình đã mạnh dạn đầu tư máy móc, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và liên kết với các công ty, doanh nghiệp để sản xuất… Qua đó, góp phần nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập cho nông dân.
Dịch vụ làm đất được nhiều HTX triển khai thực hiện.
Được thành lập năm 2006, HTX NN Bình Đào là một trong những HTX đầu tiên ở huyện Thăng Bình hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Hầu hết các dịch vụ của HTX đều liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.
Ông Võ Tấn Sanh – Giám đốc HTX NN Bình Đào cho biết, trải qua 15 năm hoạt động, HTX NN Bình Đào đã mạnh dạn mở rộng các dịch vụ kinh doanh. Nếu như trước năm 2015, HTX chỉ kinh doanh 3 dịch vụ là điện, nước sạch và thủy lợi; thì hiện nay đã mở rộng thêm 6 dịch vụ mới gồm: cung ứng phân bón, giống cây trồng; làm đất; thu hoạch, sấy lúa; thu mua chế biến nông sản; liên kết sản xuất lúa giống và xây dựng dân dụng, hạ tầng kỹ thuật. Nâng tổng số dịch vụ mà HTX NN Bình Đàophục vụ nhân dân lên 9 dịch vụ.
Theo ông Sanh thì những dịch vụ mà HTX NN Bình Đào đang phát triển chính là phục vụ cho việc thực hiện việc tích tụ tập trung ruộng đất (TTTTRĐ), đem lại lợi ích cho người dân có đất tham gia tích tụ và HTX. Sau 5 năm thực hiện TTTTRĐ, từ 20 ha trồng lúa năm 2016, đến nay HTX đã mở rộng lên 85 ha trồng lúa, đậu phụng và sen. Cạnh đó, HTX còn kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư vào chuỗi liên kết sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản.
Trong quá trình thực hiện TTTTRĐ, bằng nguồn lực đất đai sẵn có, HTX đã xây dựng một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị như, mô hình chuyển đổi 15 ha đất lúa không chủ động nước kém hiệu quả sang trồng cây mè – đậu phụng thâm canh tại cánh đồng Tràm, ở thôn Vân Tiên đem lại giá trị kinh tế gấp 1,5 lần so với trồng lúa, hay mô hình sản xuất các loại giống lúa chất lượng cao ST-24, ĐHT-10, ĐT-11 bước đầu đã đem lại giá trị kinh tế cao, thay đổi một số giống lúa kém hiệu quả tại địa phương...
“Cũng từ các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đến nay HTX NN Bình Đào có 2 sản phẩm là nếp Hương Lân Trường Giang và dầu mè đen nguyên chất Bình Đào, đăng ký tham gia chương trình OCOP và đạt 3 sao năm 2019. Ngoài ra, HTX có 6 sản phẩm gồm dầu mè đen, dầu đậu phụng, nếp Hương Lân, gạo quê Bình Đào ST-24, khoai lang Trà Đóa, trà thảo mộc “lá mùng 5” thường xuyên tham gia tại các hội chợ trong tỉnh, ngoài tỉnh và được bán tại 3 cửa hàng nông sản sạch ở Tam Kỳ, Núi Thành, Điện Bàn; bước đầu được thị trường và người tiêu dùng chấp nhận” – ông Võ Tấn Sanh nói.
Ông Võ Tấn Sanh cho biết thêm, với9 dịch vụ được HTX NN Bình Đào triển khai, thì lợi nhuận sau thuế của HTX NN Bình Đào từ năm 2015 – 2020 từ 85 triệu đồng đến 162 triệu đồng, và giải quyết việc làm thường xuyên 53 lao động, 35 lao động thời vụ, với thu nhập mỗi thángtừ 3,5 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/người. Ngoài ra, các chế độ BHYT, BHTN, BHXH, tiền thưởng các dịp Lễ, Tết của người lao động được đảm bảo ổn định…
Khi thực hiện liên kết sản xuất lúa giống, nông dân không lo đầu ra.
Ông Lê Đức Mật - Giám đốc HTX NN Bình Chánh (Thăng Bình) cho biết, vụ hè thu 2021 là vụ lúa thứ 6 HTX NN Bình Chánh liên kết với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình – Chi nhánh Miền trung Tây Nguyên sản xuất 55 ha lúa giống ĐV108, ML48 và Khang dân 18. Theo đó, ngay từ đầu vụ nông dân được công ty tập huấn kỹ thuật từ khâu làm đất đến chăm sóc, thu hoạch và được bao tiêu sản phẩm. Do vậy, khi tham gia liên kết, nông dân không lo đầu ra, không sợ thương lái ép giá, trong quá trình sản xuất được sử dụng giống lúa chất lượng và được thu mua lúa tươi tại ruộng. “Chúng tôi hợp đồng với công ty thu mua mỗi kg lúa giống tươi với giá cao hơn lúa thương phẩm từ 20% đến 30%, tùy loại giống. Như vậy, nông dân sẽ có lãi cao hơn và không tốn công phơi lúa” - ông Lê Đức Mật nói.
Ông Lê Huy Trắc – Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, toàn huyện hiện có 35 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian qua, huyện Thăng Bình đã vận dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và huyện để hỗ trợ cho các HTX phát triển sản xuất. Nhiều HTX đã mạnh dạn trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cũng như xây dựng phương án sản xuất hiệu quả. “Các HTX NN trên địa bàn huyện Thăng Bình đã thực hiện tốt vai trò làm “bà đỡ”, giúp cho các hộ nông dân liên kết lại với nhau, chuyển đổi từ hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún để chuyển sang sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao” – ông Lê Huy Trắc nói.
MINH TÂN
Tin mới
- Thăng Bình tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2021 - 19/11/2021 01:02
- Thăng Bình dư nợ tăng trưởng so với đầu năm gần 63 tỷ đồng. - 06/10/2021 03:18
- Thăng Bình có 8 sản phẩm dự thi, nâng cấp OCOP cấp tỉnh năm 2021 - 01/10/2021 07:03
- 9 THÁNG ĐẦU NĂM: TỔNG DƯ NỢ HƠN 60 TỶ ĐỒNG - 27/09/2021 02:19
- Năng suất lúa hè thu 2021 ước đạt 55 tạ/ha - 09/09/2021 01:33
Các tin khác
- Thăng Bình có 500 con gia súc mắc bệnh viêm da nổi cục - 30/07/2021 01:21
- Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2020 - 23/07/2021 22:07
- Quảng Nam: Tổng sản phẩm ngành nông, lâm, thủy sản tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước - 14/07/2021 09:36
- Sản xuất phân vi sinh hữu cơ từ phế phẩm nấm rơm - 12/07/2021 03:04
- Phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò: Nông dân chủ động mua vắc xin - 07/07/2021 22:04
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29