Rác thải nhựa – Mối nguy hiểm đến môi trường
- Chi tiết
- Chuyên mục: VĂN HÓA - XÃ HỘI
- Lượt xem: 314
Rác thải nhựa, đặc biệt túi nilon là những loại rác thải khó phân hủy và có tác động tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe của con người. Tuy nhiên, hiện nay, với sự tiện lợi mà túi nilon mang lại, con người đang ngày càng lạm dụng nó. Do đó, công tác tuyên truyền cần được thực hiện một cách thường xuyên và sâu rộng.
Ông Võ Như Toàn – Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam cho biết, trong rác thải nhựa thì túi nilonchiếm một tỷ lệ rất lớn. Theo thống kê, rác thải túi nilonchiếm khoảng 60% lượng rác thải nhựa trên đại dương, nhiều gấp 1,5 phần còn lại của thế giới. Tại Việt Nam, mỗi hộ gia đình sử dụng tương đương 1kg túi nilon/tháng. “Rác thải nhựa có thời gian phân hủy dài và trong quá trình phân hủy lên đến 100 năm hoặc thậm chí 1.000 năm sau, chúng sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ hay gọi là hạt vi nhựa. Những hạt vi nhựa này đi vào nguồn nước, đất, không khí, thức ăn,… Khi con người tiếp xúc, ăn phải những hạt vi nhựa này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như mất cân bằng hoóc-môn, bệnh về hô hấp, thần kinh…”, ông Toàn cho biết thêm.
Theo thống kê, xã Bình Minh là địa phương có khối lượng rác thải phát sinh bình quân/hộ/ngày cao nhất huyện Thăng Bình, khoảng 300m3/tháng. Qua khảo sát cho thấy hầu hết rác thải tại địa phương này chưa được phân loại. Ông Lê Xuân Tới – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh (Thăng Bình), cho biết trong những năm qua, để thực hiện tốt vấn đề về môi trường, địa phương luôn coi trọng công tác tuyên truyền vận động , xem đây là vấn đề then chốt hàng đầu. Theo ông Tới, những nội dung về bảo vệ môi trường luôn được phát thường xuyên trên đài truyền thanh xã. Bên cạnh đó, địa phương còn phối hợp với các tổ chức, cơ quan các cấp tổ chức các lớp tập huấn, lồng ghép trong các cuộc thi, hội thảo và văn nghệ với hình thức sân khấu hóa để gởi gắm thông điệp chung tay hành động vì môi trường sống. Ông Tới cho biết: “Hiệu quả lớn nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường ở Bình Minh trong thời gian qua đó là thực hiện mô hình “Giỏ rác nhà ta”. Thực hiện mô hình này, UBND xã Bình Minh đã cấp 600 giỏ xách cùng 1.200 hộp nhựa sử dụng nhiều lần để đi chợ cho bà con nhân dân có trợ giá 50% nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của bà con hạn chế việc mang túi nilon sử dụng một lần về nhà”.
Nhiều tổ chức, ban ngành, hội đoàn thể tham gia dọn vệ sinh môi trường
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Phó Trưởng Phòng TNMT huyện cho biết, theo thống kê, trong năm 2019 vừa qua, khối lượng rác phát sinh trên địa bàn toàn huyện Thăng Bình khoảng hơn 23.000 tấn, trong đó, khối lượng rác được thu gom, xử lý khoảng hơn 19.300 tấn, đạt tỷ lệ hơn 90%. Hiện nay, 22/22 xã thị trấn đã có tổ thu gom rác, số hộ tham gia và nộp phí vệ sinh môi trường chiếm tỷ lệ 72%. Tuy nhiên, theo bà Hiền, công tác triển khai đề án quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Thăng Bình vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do lượng rác phát sinh lớn bởi người dân chưa có thói quen phân loại, giảm thiểu rác thải tại nguồn. Bên cạnh đó, một số địa phương thu phí thấp hơn đơn giá nên chưa thể cân đối thu chi. “Hiện nay, trung bình 1 hộ gia đình phát sinh khoảng 54kg rác/tháng, tương ứng với chi phí chi trả cho Công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam là 27.540 đồng, cộng với chi phí chi cho tổ thu gom là 7.600 đồng/tháng/hộ. Như vậy, trung bình phí chi trả vệ sinh môi trường của mỗi hộ gia đình hằng tháng khoảng 35.000 đồng, trong khi phí thu trong dân là 20.000 đồng mỗi hộ nên địa phương phải bù chi 15.000 đồng”, bà Nguyễn Thị Thu Hiền phân tích.
Để có thể giảm thiểu được lượng rác túi nilon phát sinh, ông Võ Như Toàn- Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam cho rằng người dân nên mang túi khi đi mua sắm, đó có thể là túi vải, túi giấy tái chế, túi sinh học, giỏ nhựa,… Cùng với đó, người dân cũng nên có ý thức chủ động từ chối túi phát miễn phí thấy không cần thiết và chọn mua những sản phẩm không đóng gói bằng túi nilon. Tái sử dụng và tận dụng hết tính năng của các đồ vật cũng là phương pháp mà người dân có thể thực hiện để hạn chế việc sử dụng túi ni-lông. “Người dân có thể sử dụng bình hoặc cốc đựng nước bằng thủy tinh thay chai/ly nhựa. Tận dụng lại các loại túi dày, chai nhựa trong sinh hoạt hằng ngày để trồng cây vừa tạo lợi ích kinh tế, vừa giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến môi trường sống”, ông Toàn nói thêm.
TRUNG THỰC
Tin mới
- Chi đoàn Điện lực Thăng Bình hỗ trợ cộng đồng trong việc sử dụng điện - 02/07/2020 07:04
- Hội thảo kết nối hỗ trợ hướng nghiệp cho thanh thiếu niên khuyết tật - 30/06/2020 03:00
- Bình Quý sơ kết công tác khuyến học - 26/06/2020 12:52
- Hướng dẫn lái xe an toàn cho học sinh tại xã Bình Chánh và Bình Định Bắc - 26/06/2020 12:49
- Chăm lo hội viên cựu thanh niên xung phong - 23/06/2020 07:50
Các tin khác
- Tập huấn công tác bảo vệ môi trường - 19/06/2020 13:33
- Thúc đẩy khởi nghiệp trong phụ nữ Thăng Bình - 16/06/2020 09:51
- Bình Phục tổng kết các mô hình học tập ở cơ sở - 15/06/2020 07:31
- Tập đoàn BRG trao 4.500 khẩu trang vải kháng khuẩn cho hoc sinh huyện Thăng Bình - 15/06/2020 07:17
- Nâng cao nhận thức khi tham gia giao thông cho học sinh - 15/06/2020 07:13
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29