Phân loại rác thải tại nguồn ở Thăng Bình: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
- Chi tiết
- Chuyên mục: VĂN HÓA - XÃ HỘI
- Lượt xem: 243
Huyện Thăng Bình đã ban hành Đề án phân loại, giảm thiểu rác thải tại nguồn, giai đoạn 2020 - 2025; tuy nhiên, khi triển khai thực hiện thí điểm Đề án tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Đại biểu góp ý tại hội nghị phản biện dự thảo điều chỉnh Đề án do Mặt trận huyện Thăng Bình tổ chức.
Nhiều bất cập
Bà Trần Thị Mỹ - Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thăng Bình cho biết, Đề án phân loại, giảm thiểu rác thải tại nguồn, giai đoạn 2020 - 2025 được HĐND huyện Thăng Bình thông qua tại Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 02/7/2020; ngày 28/9/2020, UBND huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 06. Theo đó, năm 2021, Thăng Bình triển khai thực hiện thí điểm Đề án tại các xã Bình Minh, Bình Chánh, Bình Phú và thị trấn Hà Lam; năm 2022 triển khai nhân rộng tại các xã còn lại.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện ở các xã thí điểm Đề án thì ngày 01/01/2022, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành; ngày 30/9/2022, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025. Do đó, cần điều chỉnh một số nội dung trong Đề án của huyện để đảm bảo đúng quy định hiện hành về phân loại chất thải rắn sinh hoạt và phù hợp với kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh. Ngoài ra, theo Đề án cũng hỗ trợ thùng rác cho các hộ gia đình; tuy nhiện việc mua sắm thùng rác có nguồn kinh phí lớn, phải thực hiện các thủ tục đấu thầu, thời gian chọn đơn vị cung cấp kéo dài và mỗi xã chỉ được hỗ trợ 500 thùng rác, gây khó khăn cho địa phương trong việc lựa chọn đối tượng được hỗ trợ. Cạnh đó, hiện nay hầu hết các hộ gia đình đều chủ động tự trang bị thùng, giỏ, bao bì đựng rác phù hợp; do vậy việc hỗ trợ chứa thùng rác không còn phù hợp…
Bà Võ Thị Phước - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hà Lam (Thăng Bình) cho biết, thị trấn Hà Lam có địa bàn rộng, với 9 khu phố, dân số đông; trong đó có 6 khu phố nội thị người dân ít làm nông và chăn nuôi; do vậy khó thực hiện phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ tại nguồn do người dân không có nhu cầu sử dụng rác hữu cơ để làm phân bón mà đều chuyển vào rác sinh hoạt.
“Cùng với mở thêm chuyên mục phát thanh để truyền tải các thông tin về lợi ích khi phân loại rác thải tại nguồn, thời gian đến, mong UBND huyện và tỉnh có phương án để xử lý riêng đối với 2 loại rác này, giảm áp lực cho việc thu gom rác thải” - bà Võ Thị Phước kiến nghị.
Các hội, đoàn thể trao thùng rác cho hội viên.
Xây dựng hố rác gia đình
Mới đây, tại hội nghị phản biện xã hội dự thảo điều chỉnh Đề án phân loại, giảm thiểu rác thải tại nguồn, giai đoạn 2020 - 2025 do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thăng Bình tổ chức, các đại biểu cho rằng tại các xã thí điểm thực hiệnĐề án, đã giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường, nhận thức người dân về phân loại rác được nâng lên… tuy nhiên cần bổ sung để Đề án thật sự có hiệu quả khi nhân rộng.
Bà Trần Thị Kim Hiền - Trưởng Ban Tư vấn - Dân chủ - Pháp luật và Tôn giáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thăng Bình cho rằng, việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại chất thải tại nguồn là vấn đề hàng đầu. Do đó, phải thay đổi cách tuyên truyền.
“Mỗi thôn trên địa bàn huyện có dân số đông, nhưng khi tổ chức các buổi họp dân để tuyên truyền thì người dân tham gia rất ít. Do vậy, tuyên truyền miệng hiệu quả không cao. Tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh sẽ hiệu quả hơn” - bà Trần Thị Kim Hiền nói.
Ông Nguyễn Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Giang (Thăng Bình) cho rằng, cần hỗ trợ lắp đặt camera giám sát ở một số vị trí, khu vực xã khu dân cư để hạn chế người đổ rác ra môi trường. Ngoài ra, điều chỉnh không hỗ trợ kinh phí cho tổ thu gom rác thải và nâng mức hỗ trợ kinh phí cho tổ kiểm tra, giám sát để tăng trách nhiệm.
Bà Phan Thị Nhi - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết, việc thực hiện Đề án đã dần dần thay đổi nhận thức của người dân về phân loại rác; thời gian tới, sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, các hội, đoàn thể của huyện cùng vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, việc phân loại rác thải ở mỗi gia đình sẽ tốt hơn. Liên quan đến việc bất cập của việc hỗ trợ thùng rác, huyện sẽ điều chuyển qua hỗ trợ các hộ dân xây dựng hố rác.
“Thực tế hiện nay người dân chưa chủ động trong việc xây dựng hố rác gia đình. Do đó, sẽ điều chỉnh dự toán nguồn kinh phí mua, cấp thùng đựng rác cho các hộ gia đình, chuyển sang nguồn hỗ trợ xây dựng hố rác gia đình” - bà Phan Thị Nhi nói.
MINH TÂN
Tin mới
- Thăng Bình phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 - 08/05/2024 21:58
- Xã Bình Trị (Thăng Bình) tặng quà hộ nghèo khởi động tháng Nhân đạo 2024 - 06/05/2024 09:44
- Quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô. - 04/05/2024 07:12
- Tuổi trẻ Thăng Bình lắp đèn chiếu sáng, dẫn nước sạch về điểm trường vùng cao - 03/05/2024 21:52
- Công an Thăng Bình tăng cường bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh - 03/05/2024 21:47
Các tin khác
- Ngày hội đọc sách ở Thăng Bình - 24/04/2024 10:19
- Tổ chức chương trình “Đưa nhạc cụ dân tộc đến trường THPT” - 24/04/2024 08:18
- Bình An trao giấy khen cho 4 tập thể, 12 cá nhân phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024 - 24/04/2024 08:14
- Thăng Bình 20/22 xã, thị trấn xây dựng câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau - 24/04/2024 08:11
- Xã Bình Nguyên trao 7 triệu đồng cho chủ cửa hàng nội thất ô tô bị cháy hoàn toàn - 24/04/2024 08:02
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29