Kịp thời ngăn chặn các hành vi săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, chim di cư
- Chi tiết
- Chuyên mục: VĂN HÓA - XÃ HỘI
- Lượt xem: 210
UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động triển khai thực hiện các nội dung đề nghị của Bộ TN-MT về tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã; đồng thời đề xuất, tham mưu UBND tỉnh xem xét chỉ đạo đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.
Lưới tàng hình là một trong những dụng cụ bắt chim phổ biến hiện nay.
Theo Bộ TN-MT, nhằm triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, Bộ TN- MT đề nghị các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường đưa tin, phát sóng các thông điệp, phóng sự, bản tin tuyên truyền pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại, bảo vệ các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; bảo tồn chim hoang dã, chim di cư tại Việt Nam.
Yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động và người dân không tham gia săn bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật hoang dã, chim di cư trái pháp luật; không nuôi, trồng, mua bán, phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại; không mua các cá thể chim để phóng sinh vì đây là hành vi tiếp tay cho các hoạt động săn, bẫy chim hoang dã trái phép.
Ngoài ra chỉ đạo cơ quan thực thi pháp luật như kiểm lâm, kiểm ngư, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng, cảnh sát biển, công an tăng cường công tác phối hợp liên ngành, thanh tra, kiểm tra thường xuyên các nhà hàng, cơ sở nuôi, kinh doanh động vật hoang dã, chợ chim hoang dã, các tuyến vận chuyển hàng hóa trọng điểm, đầu nậu về săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài động vật hoang dã, chim di cư.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã, chim di cư tại Việt Nam...
Năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi, tại Điều 27 vi phạm quy định về hoạt động nuôi chim yến nêu rõ: “Phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng đối với hành vi săn bắt, dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến hoặc nghiên cứu khoa học”.
ĐÌNH HIỆP
Tin mới
- Thăng Bình phấn đấu có 2.800 người có việc làm tăng thêm - 23/01/2024 09:56
- Hội LHPN tỉnh Quảng Nam trao quà tết tại Thăng Bình - 23/01/2024 09:53
- Tổ chức hành trình tuyên truyền xe sách lưu động trong năm 2024. - 18/01/2024 10:50
- Trao 20 suất học bổng cho học sinh trường THPT Nguyễn Thái Bình - 18/01/2024 10:45
- Viện kiểm sát nhân dân huyện Thăng Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. - 18/01/2024 10:34
Các tin khác
- Năm 2023, LĐLĐ huyện Thăng Bình hỗ trợ xây mới 3 nhà mái ấm công đoàn - 16/01/2024 23:04
- Thành lập 777 Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở - 16/01/2024 03:38
- Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình được tặng cờ thi đua Xuất sắc - 16/01/2024 03:36
- Năm 2023, Thăng Bình có 2.195 doanh nghiệp và cơ sở cá thể đang hoạt động - 12/01/2024 10:14
- Bàn giao 3 ngôi nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Bình Sa và Bình Nam - 12/01/2024 10:11
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29