Thăng Bình thực hiện đồng bộ các giải pháp không chế DTLCP
- Chi tiết
- Chuyên mục: KINH TẾ
- Lượt xem: 215
Các địa phương có dịch tả lợn châu Phi của huyện Thăng Bình đang phối hợp với các ngành chức năng để thực hiện đồng bộ các giải pháp khống chế dịch bệnh, hạn chế tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi.
Heo nái của gia đình chị Phượng đã chết do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
Chị Lê Thị Phượng, thôn Châu Xuân (Bình Định Nam) ứa nước mắt khi phải chứng kiến 2 con heo nái gần 2 tạ đã chết trong chuồng và chuẩn bị đưa đi tiêu huỷ. Trước đó vài ngày, lực lượng thú ý xã Bình Định Nam cũng đã tiêu huỷ con heo nái của gia đình chị với trọng lượng 79kg do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo chị Phượng, dịch tả lợn châu Phi xảy ra vào năm 2019, hơn 2 năm sau đó gia đình chị mới bắt đầu tái đàn trở lại. Những con heo nái mắc bệnh lần này đều đã sinh sản nhiều lứa. Sau khi phát hiện dịch bệnh, gia đình đã báo với chính quyền địa phương để tiến hành tiêu huỷ, đồng thời rắc vôi toàn bộ khu vực chăn nuôi và xung quanh nhà ở.
"Trước khi tái đàn trở lại, gia đình tôi cũng đã khử khuẩn, để thoáng chuồng nuôi thời gian khá dài, tuy nhiên dịch bệnh vẫn tái phát trở lại. Bây giờ người chăn nuôi chúng tôi cũng lo lắng, bất an bởi số tiền đầu tư chăn nuôi đã bỏ vào đây, chừ heo chết cũng không biết tính sao, kinh tế gia đình hầu như trông mong vào đàn heo"- chị Phượng cho hay.
Ngay sau khi có 1 con heo nái trọng lượng 63kg chết do bệnh dịch tả lợn châu Phi, ông Nguyễn Văn Cường, thôn An Lộc, xã Bình Định Nam đã tách 3 con heo thịt sang khu vực chăn nuôi khác để tránh lây lan. Tuy vậy vẫn không hi vọng nhiều, bởi theo ông dịch này rất khó khống chế và rất dễ lây nhanh.
Ông Trần Quốc Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Định Nam (Thăng Bình) cho biết địa phương có quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi vào ngày 4/3. Tính đến nay đã có 6 con heo của 3 hộ đã được đi tiêu huỷ với trọng lượng 589kg.
Trong thời điểm Tết nguyên đán, người dân đã tiêu thụ một lượng lớn heo thịt, vì vậy đến nay toàn xã chỉ còn hơn 2.100 con heo các loại. Ngoài ra dịch bệnh tả lợn châu Phi tái phát nhiều lần nên việc tái đàn trở lại của người chăn nuôi ở địa phương không nhiều.
“Đối với dịch tả lợn châu Phi, địa phương đã lập 2 chốt kiểm soát dịch, đồng thời phát đi thông báo nghiêm cấm người dân mua bán, vận chuyển, tiêu thụ heo. Địa phương yêu cầu ngay khi phát hiện heo có biểu hiện bệnh phải báo ngay với chính quyền địa phương tiêu huỷ theo quy định, không vứt ra môi trường"- ông Bảo cho biết.
Từ đầu năm đến nay, huyện Thăng Bình đã công bố dịch tả lợn châu Phi ở 5 địa phương gồm Bình Định Nam, Bình Lãnh, Bình Tú, Bình Chánh và Bình Giang với trọng lượng tiêu huỷ hơn 13,4 tấn.
Theo ông Trần Vũ Bảo - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình, đơn vị đã chỉ đạo các địa phương công bố dịch tả lợn châu Phi phải áp dụng đồng bộ các giải pháp để khống chế, không để lây lan diện rộng.
Rải vôi sát trùng chuồng trại
“Phải giám sát dịch bệnh, tiêu huỷ heo bệnh và nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi ngay khi phát hiện. Ngoài ra các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán sản phẩm từ heo, tiến hành quản lý giết mổ, tiêu thụ heo các loại. Bên cạnh đó, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện cũng yêu cầu các địa phương toàn huyện triển khai đồng bộ vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường ở các khu vực có dịch. Đặc biệt tăng cường công tác tuyên truyền, nhấn mạnh về nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng, tác hại đối với nền kinh tế, chăn nuôi do hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ”- ông Bảo cho biết.
Hiện nay Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và các địa phương tiến hành rà soát lần cuối đối với số lượng heo mắc bệnh và tiêu hủy do dịch bệnh tả lợn châu Phi đủ điều kiện hỗ trợ theo Quyết định số 1210 và Quyết định số 1798 của UBND tỉnh Quảng Nam vào năm 2021, 2022 để đối chiếu trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đối với người chăn nuôi. Theo đó, tổng trọng lượng tiêu huỷ là hơn 536 tấn, kinh phí hỗ trợ khoảng 21 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh 90%, ngân sách huyện 10%).
TRUNG THỰC - GIANG BIÊN - PHAN HẢI
Tin mới
- Thăng Bình xếp thứ 2 toàn tỉnh về chất lượng hoạt động tín dụng chính sách - 09/04/2024 21:56
- Năm 2024, huyện Thăng Bình phấn đấu có 70% sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt 3 sao trở lên - 08/04/2024 21:57
- Hiệu quả mô hình Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa giống xác nhận - 03/04/2024 21:58
- DỰ ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO QUỐC LỘ 14E QUA THĂNG BÌNH: Đã bàn giao được 10,07km/17,32km - 02/04/2024 22:02
- Bình Định Nam sơ kết 4 năm triển khai mô hình hỗ trợ Cựu chiến binh chăn nuôi bò cái lai sinh sản - 31/03/2024 08:22
Các tin khác
- Thăng Bình chỉ đạo tập trung phòng trừ dịch hại vụ đông xuân - 07/03/2024 21:55
- Đậu đen xanh lòng được giá - 05/03/2024 21:54
- Phương án xử lý nước thải của các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Thăng Bình - 05/03/2024 21:48
- Nhiều diện tích lúa ở Thăng Bình bị chuột cắn phá - 17/02/2024 21:37
- Thăng Bình tổng doanh số cho vay trong năm 2023 trên 201 tỷ đồng - 18/01/2024 10:39
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29