Chủ động phòng ngừa bệnh đạo ôn trên cây lúa

Nông dân Thăng Bình vốn có tập quán sản xuất các giống như BC15, KD18, 13/2,…và đây cũng là những giống dễ bị đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông phát sinh gây hại. Thế nhưng, bằng kinh nghiệm cùng với tuân thủ đúng hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, bà con nơi đây đã chủ động phòng ngừa hiệu quả bệnh này. Nhờ đó, góp phần đảm bảo năng suất cho toàn vụ.

 

    

Nông dân chủ động phun phòng bệnh đạo ôn

Canh tác 2ha giống lúa 13/2 tại cánh đồng khu phố 5, thị trấn Hà Lam, thế nhưng, nhờ phòng ngừa kịp thời mà gia đình ông Nguyễn Văn Hùng đã bớt đi nỗi lo vụ này thất thu vì bệnh đạo ôn gây hại. Kinh nghiệm được ông Hùng đưa ra đó là phun thuốc phòng trừ. “ƠĐể phòng ngừa đạo ôn, cổ bông, sau khi sạ 1 tháng nên phun ngừa rồi cần theo dõi những giai đoạn tiếp theo như 45 ngày, 2 tháng, trước khi lúa trổ 7- 10 ngày, sau khi lúa trổ. Lúa gia đình tôi nhờ vậy mà bây giờ ổn định không bị đạo ôn gây hại.”- ông Hùng cho hay.

Cũng vậy, lão nông 75 tuổi Nguyễn Hữu Phụng ở khu phố 5, thị trấn Hà Lam sau khi thăm đồng đầy phấn khởi. Có thâm niên làm lúa hàng chục năm và từng nhiều lần bị mất mùa bởi bệnh đạo ôn, kinh nghiệm cùng với sự hướng dẫn của Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện, ông Phụng rút ra được rằng, đạo ôn chỉ có phòng chứ đợi đến lúc bệnh đã phát sinh gây hại thì rất khó. “Bệnh đạo ôn trước khi lúa trổ thì nên phun thuốc ngừa, chứ để hư, bị rồi thì không phun nữa. Không phun thuốc thì chắc chắn sẽ bị gây hại. Cùng với đó, giống thì sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng do các công ty giống uy tín cung cấp chứ không sử dụng giống của gia đình để lại.”- ông Phụng cho biết thêm.

Bệnh đạo ôn xuất hiện ngay cổ bông hoặc cổ lá lúa, ban đầu với những chấm màu đen, thâm quanh. Sau khi ăn quanh cổ lá lúa thì dinh dưỡng sẽ không thể nuôi cây lúa được, hạt bắt đầu khô. Tất cả hiện tượng này gây thất thu năng suất khoảng 30- 40%, diện tích bị nặng có thể lên đến hơn 70%. Ông Hồ Ngọc Quảng- Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện cho biết, “trừ” rất phức tạp, không trừ được nên “phòng” là chính. Phòng theo giai đoạn sinh trưởng.“Sau 30 ngày dặm tỉa xong, cần phun trừ đậu ôn lá; khi đứng cái làm đòng, bà con cần kiểm soát đồng ruộng,  khi phát hiện tỉ lệ nhỏ xuất hiện trên cổ lá bắt đầu phun. Trước và sau khi lúa trổ thì phun thuốc phòng trừ đặc hiệu, có thời gian cách ly 14 ngày trở lên và giữ cho lúa trổ an toàn.”- ông Hồ Ngọc Quảng nói.

Cũng theo ông Quảng, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện thường xuyên có thông báo chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân phun thuốc đặc hiệu để phòng ngừa. Đặc biệt, khuyến cáo bà con sử dụng thuốc đúng liều lượng, chú ý phun đủ lượng nước, phun ướt đều mặt lá. Ruộng bị bệnh đạo ôn lá cần phải có nước hoặc đủ ẩm, ruộng bị khô hạn bệnh càng nặng; hạn chế việc bón phân đạm, phân kaly khi lúa đang bị đạo ôn lá. Chỉ bón phân sau khi phun thuốc và trên lá mới không còn vết bệnh. Tuyệt đối không hỗn hợp thuốc phòng trừ đạo ôn với phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng.

 Vụ Đông - Xuân 2019- 2020, thời tiết tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, đối với những diện tích lúa trổ từ đầu tháng 3 đến 10/3, một số ngày do sương mù nhiều, trên những nhóm giống như: BC15, KD18, 13/2,… khả năng xuất hiện bệnh đạo ôn là rất cao. Thế nhưng, nhờ chủ động phòng ngừa mà theo thống kê, diện tích bị nhiễm đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông chỉ có 97ha trên tổng diện tích hơn 8.300ha.

THU SƯƠNG – MINH TÂN

TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT

  • Tin mới đăng
  • Tin xem nhiều

THĂNG BÌNH QUÊ HƯƠNG TÔI