Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế người cao tuổi 01/10

Ý thức được tầm quan trọng của người cao tuổi, năm 1982 lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về tuổi già tại Áo, hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam.

Hội nghị đã thông qua chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già và khuyến nghị chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực:

* Sức khoẻ và ăn uống

* Nhà ở và môi trường.

* Gia đình.

* Dịch vụ và bảo trợ xã hội.

* Việc làm.

* Nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi.

Đến năm 1990, tức 8 năm sau Đại hội thế giới về tuổi già ở Áo, để tập trung sự chú ý của thế giới về vấn đề người cao tuổi, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 1/10 hàng năm làm ngày Quốc tế Người cao tuổi, bắt đầu từ 1/10/1991.

 

 

           Người cao tuổi thị trấn Hà Lam đồng diễn thể dục dưỡng sinh

 

Hưởng ứng chương trình hành động quốc tế về người cao tuổi, 28 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với người cao tuổi, khẳng định vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là dịp để toàn xã hội và gia đình ghi nhận, trân trọng sự đóng góp của người cao tuổi và thể hiện sự quan tâm chăm sóc người cao tuổi phù hợp với truyền thống thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam.

 

TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT

  • Tin mới đăng
  • Tin xem nhiều

THĂNG BÌNH QUÊ HƯƠNG TÔI