Thăng Bình với việc Nghị quyết số 18 và 19 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Thực hiện các Nghị quyết số 18 và 19, ngày 25. 10.2017- của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, những trở ngại, khó khăn khi thực hiện sáp nhập là đặc điểm chung ở bất kỳ một địa phương nào. Tuy nhiên với cách làm chủ động, bám sát mục tiêu, quan điểm của Nghị quyết, Thăng Bình đã đạt được những kết quả ban đầu.

Ảnh: Đến năm 2020, toàn huyện Thăng Bình sẽ giảm 150 biên chế.

Theo Nghị quyết 18 và 19 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Thăng Bình cũng như các địa phương khác trong cả nước, phải thực hiện sáp nhập và sắp xếp lại nhiều đơn vị có chức năng tương đồng. Ngay sau khi có chỉ đạo của tỉnh, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo 478, và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, giao trách nhiệm cho UBND, Ban tổ chức Huyện ủy xây dựng các kế hoạch, đề án sáp nhập theo đúng tinh thần, quan điểm của Nghị quyết. “Trước hết, Ban Thường vụ Huyện uỷ triển khai học tập quán triệt, thảo luận các kế hoạch đối với cán bộ lãnh đạo, rồi phổ biến đến cán bộ, chuyên viên, nhân viên. Ban Thường vụ sẽ phân công tùy vào chức năng nhiệm vụ và theo cách quản lý, trao đổi, thống nhất với lãnh đạo từng cơ quan dự kiến sáp nhập, thống nhất quan điểm, tư tưởng, mục đích chính gộp lại thành một đầu mối là để cơ quan mới mạnh lên chớ không phải yếu đi.”- ông Nguyễn Đức Tám, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết.

Với những việc làm đó, đến nay, Thăng Bình đã hoàn thành đề án và tiến hành sáp nhập giữa 4 đơn vị là Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Đài Truyền thanh Truyền hình; Trung tâm Bồi dưỡng chính trị về Ban Tuyên giáo trong tháng 11 này. Đến tháng 12 năm nay, huyện tiếp tục hoàn thiện các đề án hợp nhất Ban Tổ chức Huyện ủy- Phòng Nội vụ; Ủy ban kiểm tra và Thanh tra huyện. Đồng thời tiến hành sắp xếp, sáp nhập và giải thể các tổ chức hội đặc thù đảm bảo khoa học và phù hợp với thực tiễn. Theo ông Võ Huấn, UVBTV - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Thăng Bình, mục tiêu lớn nhất là làm thế nào giảm được đầu mối, tiếp đến là giảm số lượng biên chế theo đúng với tinh thần của Nghị quyết. Đến năm 2020 là  giảm 10%, tương ứng với tỷ lệ này đối với Thăng Bình là khoảng 150 tổng biên chế.

Giảm đầu mối, cũng đồng nghĩa với việc nhiều chỉ tiêu biên chế sẽ bị cắt giảm. Chính điều này ít nhiều gây nên tâm lý hoang mang trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thế nhưng, đây cũng chính là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị dựa trên cơ sở năng lực và trình độ chuyên môn. Ông Nguyễn Đức Tám, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết: “Điều đáng ghi nhận là cho đến thời điểm này, chúng ta đã thực hiện Nghị quyết 18 và 19 của Ban chấp hành Trung Đảng khóa XII theo đúng hướng, lộ trình, và đã nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao của cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Từ khi được triển khai đến nay, chúng tôi nhận thấy phản ánh từ cơ sở chưa có vấn đề gì là không đồng thuận. Nhưng Ban Thường vụ cũng rất đắn đo, suy nghĩ là khi sáp nhập thì phải đảm bảo được chức năng  nhiệm vụ và bố trí, sắp xếp cán bộ cho phù hợp”.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm cơ bản và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảnghiện nay. Những kết quả ban đầu tại huyện Thăng Bình sẽ là tiền đề để địa phương tiếp tục thực hiện những bước tiếp theo. Qua đó có thể thấy rằng, chính sự vào cuộc tất cả các tổ chức của hệ thống chính trị, sự nêu cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu; của công chức, viên chức, người lao động và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, mới là chìa khóa để đưa các Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống.

     THÀNH CHÂU- MINH TÂN

 

 

TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT

  • Tin mới đăng
  • Tin xem nhiều

THĂNG BÌNH QUÊ HƯƠNG TÔI