Nỗi đau của những người còn lại
- Chi tiết
- Chuyên mục: AN NINH QUỐC PHÒNG
- Lượt xem: 343
Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nhưng còn biết bao hài cốt của các liệt sĩ vẫn chưa được tìm thấy để đưa về đất mẹ. Việc quy tập, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ càng để lâu càng khó, với những người ở lại, thân nhân, đồng đội liệt sĩ, đó là sự day dứt khôn nguôi.
Nhiều năm qua, vào dịp 27.7 hàng năm anh Nguyễn Quốc Hưng (quê ở Hải Dương) lại có mặt tại Thăng Bình. Anh Hưng tìm về nhà những người đồng đội cũ của ba mình để được nghe kể lại những khoảnh khắc mà ba anh cùng những đồng đội chiến đấu trên mảnh đất Quảng Nam. Cạnh đó, anh Hưng cùng với những đồng đội cũ của ba mình viếng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Sơn Viên (nay thuộc huyện Nông Sơn). Đây là nơi ba anh đã ngã xuống nhưng chưa tìm được hài cốt. Theo anh Nguyễn Quốc Hưng, chưa thể tìm được hài cốt của ba mình do vậy mỗi năm anh đều đem theo vài cục đất, chai nước ở tận Hải Dương vào Nghĩa trang xã Sơn Viên, gọi là gởi quê hương đến với ba. Anh Nguyễn Quốc Hưng kể: “Ba tôi là Nguyễn Quốc Tú sinh năm 1936 quê ở Nam Sách- Hải Dương. Sau khi lập gia đình, ông theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ vào tháng 8.1953 tại Quân Khu 5. Sau nhiều năm ở chiến trường ông được giữ chức vụ Đại đội trường. Vào năm 1966 trong một trận đánh, ông đã anh dũng hy sinh”. Ba mất khi anh Hưng vừa tròn 1 tuổi. Mẹ anh Hưng vì thương nhớ ba anh mà nước mắt cứ chảy dài theo năm tháng. Khi anh Hưng lên 2 tuổi là lúc mẹ anh đã mù vĩnh viễn. Cuộc sống lúc ấy của ba mẹ con anh Hưng rất khó khăn, mọi sinh hoạt đều trông nhờ bà ngoại. Rồi hai anh em anh cũng lớn lên như bao đứa trẻ khác, chỉ có điều cuộc sống không được trọn vẹn như ý muốn. Càng lớn, anh Hưng càng trăn trở vì chưa tìm được hài cốt ba mình đưa về quê để gần với tổ tiên, ông bà cũng như để mẹ anh vơi bớt nỗi đau khi tuổi đã về chiều.
Hằng năm, huyện Thăng Bình luôn phối hợp với các đơn vị, địa phương để tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ về Nghĩa trang liệt sỹ huyện.
Vậy là hơn 15 năm qua, cuộc hành trình đi tìm hài cốt của người cha quá cố chưa bao giờ nguôi trong anh. Từ việc nhờ vào nhà ngoại cảm cho đến việc tìm về với đồng đội của ba mình để mong tìm được hài cốt ba. Cuối cùng, anh cũng biết được thông tin nơi ba mình nằm xuống. Thế nhưng khi biết nơi ba nằm tại xã Sơn Viên huyện Quế Sơn – tỉnh Quảng Nam nhưng không thể nào tìm được hài cốt vì nơi đây có đến hơn 200 mộ liệt sĩ vô danh và hơn 80 liệt sĩ đã nằm dưới lòng hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho huyện Quế Sơn và Nông Sơn hiện nay. Anh Nguyễn Quốc Hưng cho biết: “ Đã có lúc tôi gần như tuyệt vọng về việc đi tìm hài cốt của ba, nhưng sau khi nhận được thông tin của đồng đội ba, biết nơi ba ngã xuống. tôi cũng đã nhẹ lòng. Nên tôi hứa với lòng, vào dịp tháng 7 dẫn gia đình vào thắp nén nhang nơi ba đã ngã xuống và thăm đồng đội của ba”.
Cùng chung chiến hào nhưng liệt sĩ Nguyễn Quốc Tú lại không thể nào trở về với đất mẹ Hải Dương. Đó không chỉ là nổi đau của con liệt sĩ mà cho cả đồng đội của mình. Chính vì vậy, dù với thu nhập ít ỏi của các cựu chiến binh trung đoàn 31, sư đoàn 2, Quân khu V đã đóng góp hàng gần 200 triệu đồng để lập bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã nằm dưới lòng hồ chưa được quy tập về nghĩa trang Sơn Viên. Bên cạnh đó, các cựu chiến sinh luôn sẵn lòng tạo mọi điều kiện để người thân liệt sĩ tìm kiếm và đưa hài cốt về quê. Đến nay, các đồng đội của Trung đoàn 31 đã cung cấp được hơn 1.500 thông tin gởi về các địa phương và thân nhân liệt sĩ trên khắp cả nước và giúp các thân nhân liệt sĩ tìm được hơn 200 hài cốt đưa về quê. Và trong số hơn 1.500 thông tin do các cựu chiến binh Sư đoàn 31 cung cấp về cho các địa phương, anh Nguyễn Quốc Hưng mới có được thông tin nơi ba mình ngã xuống. “Những người con đất Bắc đã không tiếc tuổi thanh xuân của mình để vào đất Quảng chiến đấu đem lại hòa bình cho mảnh đất này. Họ đã hy sinh anh dũng. Nhiều người may mắn còn được gia đình, người thân đem hài cốt trở lại với quê hương, đất tổ. Còn có những người không thể trở về được đất mẹ, những người con mất cha, mẹ mất chồng, nổi đau luôn day dứt. Chúng tôi, những người đồng đội cũ, bây giờ còn sức, còn hơi thở, chúng tôi sẽ cố gắng tiếp sức, tiếp tục cung cấp thông tin đưa các đồng đội trở lại đất mẹ - ông Đỗ Ngọc Xướng, Cựu chiến binh tại thị trấn Hà Lam - nguyên là Tham mưu trưởng Sư đoàn 2, Quân khu V cho biết,
Chiến tranh đã qua đi, nhưng nỗi đau của những thân nhân và đồng đội của các liệt sĩ chưa thật sự nguôi ngoai. Để bù đắp phần nào những mất mát lớn lao ấy cần có sự vào cuộc, chung tay của toàn xã hội từ vật chất đến tinh thần để giúp thân nhân và những đồng tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
Diệu Linh
Tin mới
- Xã Bình Định Bắc kỷ niệm niệm 13 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” - 10/08/2018 00:02
- “Mắt thần” an ninh - 08/08/2018 00:29
- Trường TCCS Nhân dân V ra quân hoạt động thực tế - 06/08/2018 19:28
- Sức vóc cựu chiến binh thời bình - 03/08/2018 00:11
- Hình ảnh người lính qua hội thi - 03/08/2018 00:07
Các tin khác
- Thượng tướng Lê Chiêm viếng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện - 27/07/2018 02:11
- Thượng tướng Lê Chiêm thăm và tặng quà cho gia đình chính sách, người có công tại Thăng Bình - 26/07/2018 19:58
- Tai nạn liên hoàn tại ngã tư đường ven biển 129 - quốc lộ 14E - 10/07/2018 18:23
- Công an Thăng Bình bồi dưỡng nghiệp vụ cho công an viên, bảo vệ dân phố - 10/07/2018 18:21
- Đảng ủy Quân sự huyện ra nghị quyết thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm - 10/07/2018 18:19
TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT
- Tin mới đăng
- Tin xem nhiều
-
Làm giàu từ chăn nuôi gà - 2018-08-22
-
Truyền thống làm Xoa xoa ở Bình Nguyên - 2021-01-27
-
Thăng Bình sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn - 2018-12-10
-
Lò lân anh Vỹ - 2018-08-10
-
Khai mạc giải bóng đá nam huyện Thăng Bình 2018 - 2018-07-26
-
Huyện đoàn Thăng Bình khởi động tháng thanh niên - 2018-03-05
-
Kỷ niệm 26 năm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12) - 2018-11-29