Hiệu quả từ những mô hình phòng cháy, chữa cháy ở Thăng Bình

Với phương châm “4 tại chỗ”, Công an huyện Thăng Bình đã triển khai nhiều mô hình phòng cháy chữa cháy (PCCCC) tại cơ sở và bước đầu đem lại hiệu quả.

Mô hình “Điểm chữa cháy công cộng”.

Thiếu tá Ngô Văn Phúc - Trưởng Công xã Bình Phục cho biết, đơn vị cùng với chính quyền địa phương vừa ra mắt Mô hình “Điểm chữa cháy công cộng” ( “Điểm CCCC”) và có 83 hộ gia đình tham gia. Tại đây, công an xã đã hướng dẫn bà con cách khai thác, sử dụng sao cho đạt hiệu quả lực lượng, phương tiện tại chỗ trong PCCC đảm bảo mỗi người dân là 1 chiến sỹ trong công tác này.

 

Người dân được hướng dân sử dụng bình chữa cháy để dập lửa.

Ngoài ra, Công an xã còn hướng dẫn bà con cài đặt App báo cháy 114 trong điện thoại di động đảm bảo thông tin kịp thời khi phát hiện cháy nổ, cứu nạn cứu hộ (CNCH). Việc xây dựng Mô hình "Điểm CCCC" là rất cần thiết, thiết thực, đáp ứng các yêu cầu PCCC và CNCH trong tình hình nắng nóng hiện nay. Phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”,  các điểm chữa cháy được bố trí sâu trong khu dân cư và được trang bị đầy đủ phương tiện như bình chữa cháy, thang dây, búa, kìm cộng lực, máy bơm nước, chuông cảnh báo… đảm bảo để bà con sử dụng kịp thời khi có cháy nổ xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Ngoài ra, công an xã còn tổ chức tuyên truyền lưu động về PCCC.

Thời gian qua, trên địa bàn xã Bình Phục nói riêng và huyện Thăng Bình nói chung đã xảy ra một số vụ cháy nổ gây thiệt hại về tài sản cho người dân. Nguyên nhân cháy là do sự bất cẩn dẫn của người dân trong việc dùng điện, gas, chất đốt không an toàn, thiếu thiết bị an toàn PCCC… Do vậy, mô hình  "điểm chữa cháy công cộng" ra đời có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, triển khai ứng cứu kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra tại địa phương.

Thiếu tá Ngô Văn Phúc cho biết thêm, trước mắt Công an xã bố trí 02 điểm chữa cháy công cộng tại 2 thôn Bình Hiệp và Ngọc Sơn Đông, sau đó triển khai ra các thôn còn lại. “Mô hình được xây dựng với mục đích nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân về công tác PCCC&CNCH; phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác PCCC và CNCH tại  tại cơ sở”. Thiếu tá Ngô Văn Phúc nói.

Mô hình "Tổ Liên gia an toàn PCCC"

Để đảm bảo công tác PCCC, trước đó Thị trấn Hà Lam đã ra mắt mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” gồm 12 hộ gia đình sống liền kề tại khu phố 3. Theo đó, các hộ dân tham gia được lắp đặt miễn phí chuông báo cháy; được trang bị bình chữa cháy, các dụng cụ phá dỡ như thang dây, búa, kìm cộng lực; được cấp phát tài liệu và hướng dẫn kiến thức, kỹ năng PCCC và được tải  app 114 báo cháy...

 

Trung tá Ngô Tấn Bộ- Trưởng công an Thị trấn Hà Lam hướng dẫn sử dụng chuông báo động khi có cháy nổ

Ông Nguyễn Công Chánh, Tổ trưởng Tổ liên gia khu phố 3 cho biết, kể từ khi mô hình này đi vào hoạt động, đã giúp các hộ sản xuất, kinh doanh tại chợ Hà Lam chủ động ứng phó nhanh với các tình huống cháy nổ. Người dân tránh được tâm lý hoang mang. Đều đặn hằng tuần, các thành viên trong tổ tiến hành kiểm tra an toàn tại các cơ sở kinh doanh để nhắc nhở những rủi ro dẫn đến cháy nổ. 100% hộ dân ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC, thực hiện đầy đủ các quy định, điều kiện an toàn về PCCC. Theo Ông Chánh, mô hình này ra đời rất tiện lợi cho việc PCCC do có lắp chuông báo cháy trong nhà. “Những đám cháy xảy ra lúc nửa đêm dễ được phát hiện và những người dân xung quanh nhanh chóng cùng nhau hỗ trợ dập lửa. Đặc biệt từ khi có mô hình này mà tình đoàn kết trong khu dân cư ngày một thắt chặt, mạng lại nhiều hiệu quả tích cực trong đời sống văn hóa”. Ông Chánh nói.

Trung tá Ngô Tấn Bộ- Trưởng công an Thị trấn Hà Lam chia sẽ, mỗi hộ dân trong tổ liên gia PCCC được trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay, dụng cụ phá vỡ và lắp đặt 01 chuông báo cháy liên kết tín hiệu với nhau.  Khi xảy ra hỏa hoạn, người dân chỉ cần bấm chuông, hệ thống kích hoạt phòng cháy sẽ thông báo cho các nhà còn lại biết để hỗ trợ, kịp thời bảo vệ tính mạng và tài sản trước khi lực lượng chuyên nghiệp đến hiện trường.”

Là người trực tiếp tham gia nhiều vụ chữa cháy và trực tiếp hướng dẫn người dân về cách PCCC, đại úy Nguyễn Ngọc Âu, Đội phó Phòng PC 07 (Công an tỉnh) nhật xét, thời gian qua, công tác PCCC trên địa bàn huyện Thăng Bình rất tốt, trong đó, vai trò của người dân trong công tác này đã được phát huy. "Những vụ cháy thương tâm trên cả nước thời gian qua, mãi là nỗi ám ảnh đối với mọi người, do vậy, phòng cháy để cứu chính mình và cộng đồng vẫn không bao giờ là thừa. “Việc ra mắt những mắt mô hình PCCC như thế này chắc chắn sẽ đem lại nhiều hiệu quả”. Đại úy Nguyễn Ngọc Âu nói.

ĐÌNH HIỆP

TRUYỀN HÌNH MỚI NHẤT

  • Tin mới đăng
  • Tin xem nhiều

THĂNG BÌNH QUÊ HƯƠNG TÔI