Xuất thân trong một gia đình Nho học; năm 1867 ông đỗ Cử nhân, năm sau đỗ Phó bảng, năm 1877 đỗ hàm Thị lang tại nội các, rồi thăng làm Giáo dục (Phụ đạo) trường Dưỡng Thiện, dạy Hoàng tử, rồi Tổng đốc Thanh Hóa. Năm 1880, ông làm Chánh sứ sang Trung Quốc vận động ngoại giao với Trung Hoa về việc nước ta phải ký hòa ước Giáp Tuất (1874) với thực dân Pháp. Năm 1884 ông làm Chánh Chủ khảo kỳ thi Hội.
Nguyễn Thuật hiệu là Hà Đình, tước Trường An tử, sinh năm 1842, tại làng Hà Lam, nay là thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Xuất thân trong một gia đình Nho học; năm 1867 ông đỗ Cử nhân, năm sau đỗ Phó bảng, năm 1877 đỗ hàm Thị lang tại nội các, rồi thăng làm Giáo dục (Phụ đạo) trường Dưỡng Thiện, dạy Hoàng tử, rồi Tổng đốc Thanh Hóa. Năm 1880, ông làm Chánh sứ sang Trung Quốc vận động ngoại giao với Trung Hoa về việc nước ta phải ký hòa ước Giáp Tuất (1874) với thực dân Pháp. Năm 1884 ông làm Chánh Chủ khảo kỳ thi Hội khóa Giám Thân; năm 1887 được triều đình bổ làm Tả trực Tuyên úy (gồm Phú Yên đến Bình Thuận), sau đó ông được điều về Huế làm Chủ khảo khoa thi Hội năm Đinh Sửu (1887).
Đến đời Đồng Khánh ông giữ các chức vụ quan trọng như: Thượng thư bộ Lại, Hiệp Biện Đại học sĩ gia hàm Thái tử Thiếu Bảo, rồi tái lãnh chức Tổng đốc Thanh Hóa; điều này có ghi rõ trong bia đá Tụy Tuyên đường Minh Hương Hội An: Thái tử Thiếu Bảo Đại học sĩ lãnh ss bộ sung Cơ mật viện Đài thần Kinh diên giảng quan Quốc sử quán Tổng tài An Trường tử trí Hà Đình Nguyên công phủ chí (bia cẩn ở thành trái chánh diện Tụy Tiên đường, số 14, Trần Phú, Hội An).
Đến đời Thành Thái (1888 - 1907), ông làm Thượng thư bộ Binh, sung Cơ Mật viện Đại thần; đời Duy Tân (1907 - 1916) ông vẫn được giữ nguyên chức cũ và sau đó về hưu. Ông mất tại quê nhà năm 1911.
Khi còn đương chức, có lần hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi mất mùa vì thiên tai, nhân dấn đói khổ, vua xuống chiếu quở trách quan đầu tỉnh, ông dâng sớ trình bày rõ căn nguyên và đề xuất những biện pháp khắc phục, được vua chấp thuận, quan hai tỉnh không bị khiển trách, nhân dân được cứu đói. Ông còn dâng sớ lên vua kể tội quân lính của Nguyễn Thân cướp bóc, tàn sát dân lành ở hai tỉnh này khi phong trào Nghĩa hội bị thất bại.
Ngoài thành danh trên con đường quan lại, sự nghiệp văn chương của ông cũng đáng được trân trọng, ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị mà cho đến nay vẫn còn lưu giữ được trong tàng thư ở nước ta: Hà Đình ứng chế thi sao, Hà Đình văn sao, Hà Đình văn tập, Mỗi hoài ngâm thảo. Đặc biệt ông được chính Tự Đức trao cho việc biên tập thơ văn của vua để khắc bản in. Ông cũng với các quan văn trong triều soạn ra hơn 20 cuốn sách có giá trị về văn, sử, chính trị đương thời. Thi văn của ông còn được các đại thần nhà Thanh như Tổng đốc Quảng Đông cùng một số văn nhân nổi tiếng ở Trung Quốc phục tài và phục cả chữ viết tuyệt đẹp, điều ấy đã được Tăng Quốc Phiên đưa vào sách của ông ta.
Nguyễn Thuật là quan đại thần triều Nguyễn, trải qua nhiều đời vua, lãnh nhiều chức vụ quan trọng, kể cả đi sứ ra nước ngoài, nhưng ông lúc nào cũng giữ được đức tính liêm khiết, có lối sống thanh bạch, vì nước, vì dân. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn phòng có giá trị, xứng đáng là một nhà văn hóa lớn.
TL.